Trước khi chúng ta suy nghĩ xem có thể làm gì để giúp ích người khác, trước hết chúng ta phải bảo đảm không làm hại ai, thậm chí bằng những hành động mà trước mắt không mang tính bạo lực
Đạo đức về sự kiềm chế

Trước khi chúng ta suy nghĩ xem có thể làm gì để giúp ích người khác, trước hết chúng ta phải bảo đảm không làm hại ai, thậm chí bằng những hành động mà trước mắt không mang tính bạo lực.
Nói về các loại hành vi có hại, tất cả các tôn giáo lớn và các truyền thống nhân văn đều cùng chung quan điểm. Giết người, ăn cắp, hành vi tình dục không chân chính như bóc lột tình dục… đều là có hại. Vì thế cho nên, chúng cần phải được từ bỏ.Nhưng đạo đức về sự kiềm chế đòi hỏi nhiều hơn thế. Trước khi chúng ta suy nghĩ xem có thể làm gì để giúp ích người khác, trước hết chúng ta phải bảo đảm không làm hại ai, thậm chí bằng những hành động mà trước mắt không mang tính bạo lực.

Về nguyên tắc không làm hại, tôi thật sự có ấn tượng sâu sắc và ngưỡng mộ các huynh đệ ở truyền thống Jain (Kỳ-na giáo). Đạo Jain là một tôn giáo được xem là người anh em sinh đôi của Phật giáo. Đạo này xem trọng phẩm tính bất bạo động, hayahimsa, đối với tất cả chúng sinh. Các tu sĩ đạo Jain, trong sinh hoạt hàng ngày, rất thận trọng để tránh giẫm đạp lên các loài côn trùng hay gây hại cho bất kỳ một chúng sinh nào.

Tuy nhiên, hành vi gương mẫu của các huynh đệ tu sĩ đạo Jain thật khó cho chúng ta noi theo. Ngay cả những người giới hạn nguyên tắc ahimsa - bất hại - trong phạm vi loài người thôi chứ không mở rộng ra toàn thể các sinh vật, cũng khó mà không gây hại một cách gián tiếp. Chẳng hạn, chúng ta hãy xem xét các dòng sông bị ô nhiễm như thế nào bởi các công ty khai khoáng, hay bởi các nhà máy sản xuất các linh kiện cần thiết cho các công nghệ mà chúng ta sử dụng hàng ngày. Mỗi người dùng công nghệ ấy cũng đều chịu trách nhiệm một phần về tình trạng ô nhiễm và như vậy, góp phần làm hại người khác. Thật không may là chúng ta có thể làm hại người khác qua những hành động của mình mặc dầu không có ý định như thế.

Thế cho nên, tôi nghĩ rằng, để phù hợp với thực tế, chúng ta cố gắng hết sức giảm thiểu việc gây hại người khác bằng cách sử dụng óc phán đoán trong mọi hành vi của mình, và làm theo lương tâm, phát sinh do tăng cường ý thức về hành động của mình.

 
Dalai Lama

Về Menu

đạo đức về sự kiềm chế dao duc ve su kiem che tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

Mùa Vu lan của những yêu thương thực hành tâm từ bi là việc cần làm quê hương của vị thiền sư vạn hạnh Rằm tháng Giêng làm bì cuốn chay sự cố chấp của đàn ông vì quan niệm hình tượng bánh xe trong phật giáo steve jobs dinh nghiep nhu nhung dau phát triển nền kinh tế thị trường từ đây là câu trả lời hay nhất thập đại đệ tử ht tinh vân Sự có mặt của các thiền sư với dân nẵng prop còn trôi lăn trong sinh tử là còn gặp 轉識為智 vi 22 điều sau sẽ giúp cuộc sống của ï¾ å Mùa xuân theo dấu chân Phật con đường đi đến thành tựu chánh còn đi tìm tự ngã của thời đại mới cuộc đời thánh tăng ananda phần 3 cuoc doi thanh tang ananda phan 3 phật giáo con đường của tuổi trẻ thu nhat tu mieng da la ai quan chieu tam 6 công dụng tốt cho sức khỏe của 00 thứ nhì tu tâm cuộc đời thánh tăng ananda phần 1 dai su khuong tang hoi Giấc ngủ quan trọng thế nào cuộc đời thánh tăng ananda phần 6 Hương vị cơm chùa hãy từ bỏ những gì không phải của cuoc doi thanh tang ananda phan 1 quá trình hình thành giới luật 四十八願 thay da cho con thay phep mau cuoc doi thanh tang ananda phan 6 gieo duyên Đến Ngoại Ô thưởng lãm món chay độc đáo lễ hằng thuận của 14 cặp mỗi ngày bạn nên cố gắnglàm sạch cỏ Mở cánh cửa Không Ragu chay quê Mong doi dieu ve phuong thuc dau tranh bat bao dong cua tuÃÆ