Trước khi chúng ta suy nghĩ xem có thể làm gì để giúp ích người khác, trước hết chúng ta phải bảo đảm không làm hại ai, thậm chí bằng những hành động mà trước mắt không mang tính bạo lực
Đạo đức về sự kiềm chế

Trước khi chúng ta suy nghĩ xem có thể làm gì để giúp ích người khác, trước hết chúng ta phải bảo đảm không làm hại ai, thậm chí bằng những hành động mà trước mắt không mang tính bạo lực.
Nói về các loại hành vi có hại, tất cả các tôn giáo lớn và các truyền thống nhân văn đều cùng chung quan điểm. Giết người, ăn cắp, hành vi tình dục không chân chính như bóc lột tình dục… đều là có hại. Vì thế cho nên, chúng cần phải được từ bỏ.Nhưng đạo đức về sự kiềm chế đòi hỏi nhiều hơn thế. Trước khi chúng ta suy nghĩ xem có thể làm gì để giúp ích người khác, trước hết chúng ta phải bảo đảm không làm hại ai, thậm chí bằng những hành động mà trước mắt không mang tính bạo lực.

Về nguyên tắc không làm hại, tôi thật sự có ấn tượng sâu sắc và ngưỡng mộ các huynh đệ ở truyền thống Jain (Kỳ-na giáo). Đạo Jain là một tôn giáo được xem là người anh em sinh đôi của Phật giáo. Đạo này xem trọng phẩm tính bất bạo động, hayahimsa, đối với tất cả chúng sinh. Các tu sĩ đạo Jain, trong sinh hoạt hàng ngày, rất thận trọng để tránh giẫm đạp lên các loài côn trùng hay gây hại cho bất kỳ một chúng sinh nào.

Tuy nhiên, hành vi gương mẫu của các huynh đệ tu sĩ đạo Jain thật khó cho chúng ta noi theo. Ngay cả những người giới hạn nguyên tắc ahimsa - bất hại - trong phạm vi loài người thôi chứ không mở rộng ra toàn thể các sinh vật, cũng khó mà không gây hại một cách gián tiếp. Chẳng hạn, chúng ta hãy xem xét các dòng sông bị ô nhiễm như thế nào bởi các công ty khai khoáng, hay bởi các nhà máy sản xuất các linh kiện cần thiết cho các công nghệ mà chúng ta sử dụng hàng ngày. Mỗi người dùng công nghệ ấy cũng đều chịu trách nhiệm một phần về tình trạng ô nhiễm và như vậy, góp phần làm hại người khác. Thật không may là chúng ta có thể làm hại người khác qua những hành động của mình mặc dầu không có ý định như thế.

Thế cho nên, tôi nghĩ rằng, để phù hợp với thực tế, chúng ta cố gắng hết sức giảm thiểu việc gây hại người khác bằng cách sử dụng óc phán đoán trong mọi hành vi của mình, và làm theo lương tâm, phát sinh do tăng cường ý thức về hành động của mình.

 
Dalai Lama

Về Menu

đạo đức về sự kiềm chế dao duc ve su kiem che tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

Âm nhạc có tác dụng trong điều trị 慈恩传 敕命玄奘法師充任上座 can mot chu tam khong the do loi cho mot nguoi Stress ảnh hưởng xấu đến hồi phục nói tieu su hoa thuong thich vinh dat nhi can vien thong hay la phap mon quan am 四十二章經全文 chùa pháp hải 念心經可以在房間嗎 Món ngon Dimsum chay Gỏi trái sung cảm nhận từ đất dai luan su vo truoc quan chet ve su song chet hãy dừng lại mỗi ngày để cùng kiến phÃÆp con ngua trong tuc ngu van hoa the gioi ペット僧侶派遣 仙台 mưa Đạo tim hieu ve 5 phuong tien phap mon niem 有人願意加日我ㄧ起去 chùa đông cao giá trị của vô thường Âm vang cuộc tự thiêu của Bồ tát Thích Quả tim Bồ tát Quảng Đức hiện giờ 9 đoàn truyền giáo trong thời đại vua a 華嚴三聖 微妙莊嚴 ngà nhá ï¾ï½ 单三衣 隨佛祖 tặng một vầng trăng 魔在佛教 mẹ hiền quan thế âm đời 10 氣和 khóa tu dành cho tuổi trẻ sự khan hiếm 佛陀会有情绪波动吗 lÃ ï¾ ï¼ co nen uong ruou khong Gừng tươi có tác dụng giảm đau ï¾ 法要 回忌 早見表作成 đừng bao giờ nghĩ trẻ nít không biết