Trước khi chúng ta suy nghĩ xem có thể làm gì để giúp ích người khác, trước hết chúng ta phải bảo đảm không làm hại ai, thậm chí bằng những hành động mà trước mắt không mang tính bạo lực
Đạo đức về sự kiềm chế

Trước khi chúng ta suy nghĩ xem có thể làm gì để giúp ích người khác, trước hết chúng ta phải bảo đảm không làm hại ai, thậm chí bằng những hành động mà trước mắt không mang tính bạo lực.
Nói về các loại hành vi có hại, tất cả các tôn giáo lớn và các truyền thống nhân văn đều cùng chung quan điểm. Giết người, ăn cắp, hành vi tình dục không chân chính như bóc lột tình dục… đều là có hại. Vì thế cho nên, chúng cần phải được từ bỏ.Nhưng đạo đức về sự kiềm chế đòi hỏi nhiều hơn thế. Trước khi chúng ta suy nghĩ xem có thể làm gì để giúp ích người khác, trước hết chúng ta phải bảo đảm không làm hại ai, thậm chí bằng những hành động mà trước mắt không mang tính bạo lực.

Về nguyên tắc không làm hại, tôi thật sự có ấn tượng sâu sắc và ngưỡng mộ các huynh đệ ở truyền thống Jain (Kỳ-na giáo). Đạo Jain là một tôn giáo được xem là người anh em sinh đôi của Phật giáo. Đạo này xem trọng phẩm tính bất bạo động, hayahimsa, đối với tất cả chúng sinh. Các tu sĩ đạo Jain, trong sinh hoạt hàng ngày, rất thận trọng để tránh giẫm đạp lên các loài côn trùng hay gây hại cho bất kỳ một chúng sinh nào.

Tuy nhiên, hành vi gương mẫu của các huynh đệ tu sĩ đạo Jain thật khó cho chúng ta noi theo. Ngay cả những người giới hạn nguyên tắc ahimsa - bất hại - trong phạm vi loài người thôi chứ không mở rộng ra toàn thể các sinh vật, cũng khó mà không gây hại một cách gián tiếp. Chẳng hạn, chúng ta hãy xem xét các dòng sông bị ô nhiễm như thế nào bởi các công ty khai khoáng, hay bởi các nhà máy sản xuất các linh kiện cần thiết cho các công nghệ mà chúng ta sử dụng hàng ngày. Mỗi người dùng công nghệ ấy cũng đều chịu trách nhiệm một phần về tình trạng ô nhiễm và như vậy, góp phần làm hại người khác. Thật không may là chúng ta có thể làm hại người khác qua những hành động của mình mặc dầu không có ý định như thế.

Thế cho nên, tôi nghĩ rằng, để phù hợp với thực tế, chúng ta cố gắng hết sức giảm thiểu việc gây hại người khác bằng cách sử dụng óc phán đoán trong mọi hành vi của mình, và làm theo lương tâm, phát sinh do tăng cường ý thức về hành động của mình.

 
Dalai Lama

Về Menu

đạo đức về sự kiềm chế dao duc ve su kiem che tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

四十二章經全文 不可信汝心 汝心不可信 Vesak thiêng liêng nguy cơ phát triển bệnh ung thư ở 五戒十善 蹇卦详解 ゆいじょごぎゃくひほうしょうぼう 忉利天 Ð Ð Ð 四念处的修行方法 cuộc sống và những giáo lý căn bản 淨空法師 李木源 著書 경전 종류 사념처 ส ะนนะ 曹洞宗管長猊下 本 永宁寺 Canh nấm đông cô nhồi đậu phộng Chuyện 一仏両祖 読み方 Lễ tưởng niệm lần thứ 38 cố Hòa Hương nắng quê nhà Chất béo chuyển hóa không tốt cho trí 金宝堂のお得な商品 giá trị dinh dưỡng lớn trong quả đậu 浄土宗 仏壇 放下凡夫心 故事 3 cau chuyen xuc dong ve gia dinh ban nen doc 1 佛说如幻三昧经 nghệ Thạch dưa hấu đỏ đón Tết 加持 Cay chùm bao 若我說天地 大法寺 愛知県 ThẠ淨行品全文 åº 錫杖 百工斯為備 講座 お仏壇 お手入れ 人鬼和 盂蘭盆会 応慶寺 五藏三摩地观 法事案内 テンプレート 既濟卦 sÃƒÆ c 大法寺 愛西市