Trước khi chúng ta suy nghĩ xem có thể làm gì để giúp ích người khác, trước hết chúng ta phải bảo đảm không làm hại ai, thậm chí bằng những hành động mà trước mắt không mang tính bạo lực
Đạo đức về sự kiềm chế

Trước khi chúng ta suy nghĩ xem có thể làm gì để giúp ích người khác, trước hết chúng ta phải bảo đảm không làm hại ai, thậm chí bằng những hành động mà trước mắt không mang tính bạo lực.
Nói về các loại hành vi có hại, tất cả các tôn giáo lớn và các truyền thống nhân văn đều cùng chung quan điểm. Giết người, ăn cắp, hành vi tình dục không chân chính như bóc lột tình dục… đều là có hại. Vì thế cho nên, chúng cần phải được từ bỏ.Nhưng đạo đức về sự kiềm chế đòi hỏi nhiều hơn thế. Trước khi chúng ta suy nghĩ xem có thể làm gì để giúp ích người khác, trước hết chúng ta phải bảo đảm không làm hại ai, thậm chí bằng những hành động mà trước mắt không mang tính bạo lực.

Về nguyên tắc không làm hại, tôi thật sự có ấn tượng sâu sắc và ngưỡng mộ các huynh đệ ở truyền thống Jain (Kỳ-na giáo). Đạo Jain là một tôn giáo được xem là người anh em sinh đôi của Phật giáo. Đạo này xem trọng phẩm tính bất bạo động, hayahimsa, đối với tất cả chúng sinh. Các tu sĩ đạo Jain, trong sinh hoạt hàng ngày, rất thận trọng để tránh giẫm đạp lên các loài côn trùng hay gây hại cho bất kỳ một chúng sinh nào.

Tuy nhiên, hành vi gương mẫu của các huynh đệ tu sĩ đạo Jain thật khó cho chúng ta noi theo. Ngay cả những người giới hạn nguyên tắc ahimsa - bất hại - trong phạm vi loài người thôi chứ không mở rộng ra toàn thể các sinh vật, cũng khó mà không gây hại một cách gián tiếp. Chẳng hạn, chúng ta hãy xem xét các dòng sông bị ô nhiễm như thế nào bởi các công ty khai khoáng, hay bởi các nhà máy sản xuất các linh kiện cần thiết cho các công nghệ mà chúng ta sử dụng hàng ngày. Mỗi người dùng công nghệ ấy cũng đều chịu trách nhiệm một phần về tình trạng ô nhiễm và như vậy, góp phần làm hại người khác. Thật không may là chúng ta có thể làm hại người khác qua những hành động của mình mặc dầu không có ý định như thế.

Thế cho nên, tôi nghĩ rằng, để phù hợp với thực tế, chúng ta cố gắng hết sức giảm thiểu việc gây hại người khác bằng cách sử dụng óc phán đoán trong mọi hành vi của mình, và làm theo lương tâm, phát sinh do tăng cường ý thức về hành động của mình.

 
Dalai Lama

Về Menu

đạo đức về sự kiềm chế dao duc ve su kiem che tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

修行者 孕妇 dau nam huong ve tam ç ºå steve jobs va thien Stress do tài chính gây hại tim mạch Tưởng niệm Thánh tử đạo Thích Nobel Y học 2016 mở ra cơ hội điều ほとけのかたより Những điều cần biết về huyết áp Tưởng niệm húy nhật lần thứ 40 cố ç æˆ 人间佛教 秽土成佛 経å gui me cua con ngay 8 công dụng của hoa sứ hóa 6 toi loi lon nhat ma nguoi viet dang mac phai khi Tùy tiện dùng thuốc giảm đau gây hại Miến dong và rau đậu xào chay กะระน Cây mù u Quán ăn chay độc đáo 历世达赖喇嘛 co nen dat ten mon chay gia man hay khong 放下凡夫心 故事 xuất van de phuc hoi viec tho dai gioi ty kheo ni trong æ æ 寺庙黄墙 già VÃƒÆ 築地本願寺の年末恒例行事帰敬式 đi thã¹y 6 nguyên tắc quan trọng trong ăn Ngũ ấm ma trong chúng ta chương v khương tăng hội hanh phuc la muc tieu cuoi cung cua doi nguoi chua bongeun chon binh yen cho tam hon 天眼佛教 mÙc 佛经说人类是怎么来的 ท มาของพระมหาจ cảm nhận về điều giác ngộ thứ nhất 祈祷カードの書き方 Ö chú tiểu นะโมพ ทธายะ 提等