Trước khi chúng ta suy nghĩ xem có thể làm gì để giúp ích người khác, trước hết chúng ta phải bảo đảm không làm hại ai, thậm chí bằng những hành động mà trước mắt không mang tính bạo lực
Đạo đức về sự kiềm chế

Trước khi chúng ta suy nghĩ xem có thể làm gì để giúp ích người khác, trước hết chúng ta phải bảo đảm không làm hại ai, thậm chí bằng những hành động mà trước mắt không mang tính bạo lực.
Nói về các loại hành vi có hại, tất cả các tôn giáo lớn và các truyền thống nhân văn đều cùng chung quan điểm. Giết người, ăn cắp, hành vi tình dục không chân chính như bóc lột tình dục… đều là có hại. Vì thế cho nên, chúng cần phải được từ bỏ.Nhưng đạo đức về sự kiềm chế đòi hỏi nhiều hơn thế. Trước khi chúng ta suy nghĩ xem có thể làm gì để giúp ích người khác, trước hết chúng ta phải bảo đảm không làm hại ai, thậm chí bằng những hành động mà trước mắt không mang tính bạo lực.

Về nguyên tắc không làm hại, tôi thật sự có ấn tượng sâu sắc và ngưỡng mộ các huynh đệ ở truyền thống Jain (Kỳ-na giáo). Đạo Jain là một tôn giáo được xem là người anh em sinh đôi của Phật giáo. Đạo này xem trọng phẩm tính bất bạo động, hayahimsa, đối với tất cả chúng sinh. Các tu sĩ đạo Jain, trong sinh hoạt hàng ngày, rất thận trọng để tránh giẫm đạp lên các loài côn trùng hay gây hại cho bất kỳ một chúng sinh nào.

Tuy nhiên, hành vi gương mẫu của các huynh đệ tu sĩ đạo Jain thật khó cho chúng ta noi theo. Ngay cả những người giới hạn nguyên tắc ahimsa - bất hại - trong phạm vi loài người thôi chứ không mở rộng ra toàn thể các sinh vật, cũng khó mà không gây hại một cách gián tiếp. Chẳng hạn, chúng ta hãy xem xét các dòng sông bị ô nhiễm như thế nào bởi các công ty khai khoáng, hay bởi các nhà máy sản xuất các linh kiện cần thiết cho các công nghệ mà chúng ta sử dụng hàng ngày. Mỗi người dùng công nghệ ấy cũng đều chịu trách nhiệm một phần về tình trạng ô nhiễm và như vậy, góp phần làm hại người khác. Thật không may là chúng ta có thể làm hại người khác qua những hành động của mình mặc dầu không có ý định như thế.

Thế cho nên, tôi nghĩ rằng, để phù hợp với thực tế, chúng ta cố gắng hết sức giảm thiểu việc gây hại người khác bằng cách sử dụng óc phán đoán trong mọi hành vi của mình, và làm theo lương tâm, phát sinh do tăng cường ý thức về hành động của mình.

 
Dalai Lama

Về Menu

đạo đức về sự kiềm chế dao duc ve su kiem che tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

繰り出し位牌 おしゃれ 中孚卦 如闻天人 เฏ ä½ ç thuc can tu nghiep la gi nụ cười của người đàn ông khuyết Hàn Quốc Thiền sư Hyecho người đi Bánh đậu xanh hoa quả để thành một phật tử イイハナのお盆にぴったりの盆提灯 đau khổ và thời gian Chọn người xuất gia 座禅 やり方 thuốc mới từ bột nghệ trị ung thư Uống soda gây béo bụng và nhiều nguy cơ å º bï¾ ï½¹i 墓地の選び方 Hôn nhân giÃƒÆ i Yết 轉識為智 Huế của miền Trung ruột 9 điều cần biết về thuốc chống suy Canh củ năng rong biển hẠdu giÃ Æ 禮佛大懺悔文 Hơi thở nặng mùi và cách điều 佛教禪定教室 Ö 30 テ 净土五经是哪五经 tháºn du già món chay lạ qua chế biến hạt muon mau y nghia cua cuoc song doc than theo phat 慈恩传 敕命玄奘法師充任上座 发此之方便 พระอ ญญาโกณฑ ญญะ 六因四缘五果的来源和作用 净地不是问了问了一看 僧伽吒經四偈繁體注音 hải 一人 居て喜ばは二人と思うべし 夷隅郡大多喜町 樹木葬