Trước khi chúng ta suy nghĩ xem có thể làm gì để giúp ích người khác, trước hết chúng ta phải bảo đảm không làm hại ai, thậm chí bằng những hành động mà trước mắt không mang tính bạo lực
Đạo đức về sự kiềm chế

Trước khi chúng ta suy nghĩ xem có thể làm gì để giúp ích người khác, trước hết chúng ta phải bảo đảm không làm hại ai, thậm chí bằng những hành động mà trước mắt không mang tính bạo lực.
Nói về các loại hành vi có hại, tất cả các tôn giáo lớn và các truyền thống nhân văn đều cùng chung quan điểm. Giết người, ăn cắp, hành vi tình dục không chân chính như bóc lột tình dục… đều là có hại. Vì thế cho nên, chúng cần phải được từ bỏ.Nhưng đạo đức về sự kiềm chế đòi hỏi nhiều hơn thế. Trước khi chúng ta suy nghĩ xem có thể làm gì để giúp ích người khác, trước hết chúng ta phải bảo đảm không làm hại ai, thậm chí bằng những hành động mà trước mắt không mang tính bạo lực.

Về nguyên tắc không làm hại, tôi thật sự có ấn tượng sâu sắc và ngưỡng mộ các huynh đệ ở truyền thống Jain (Kỳ-na giáo). Đạo Jain là một tôn giáo được xem là người anh em sinh đôi của Phật giáo. Đạo này xem trọng phẩm tính bất bạo động, hayahimsa, đối với tất cả chúng sinh. Các tu sĩ đạo Jain, trong sinh hoạt hàng ngày, rất thận trọng để tránh giẫm đạp lên các loài côn trùng hay gây hại cho bất kỳ một chúng sinh nào.

Tuy nhiên, hành vi gương mẫu của các huynh đệ tu sĩ đạo Jain thật khó cho chúng ta noi theo. Ngay cả những người giới hạn nguyên tắc ahimsa - bất hại - trong phạm vi loài người thôi chứ không mở rộng ra toàn thể các sinh vật, cũng khó mà không gây hại một cách gián tiếp. Chẳng hạn, chúng ta hãy xem xét các dòng sông bị ô nhiễm như thế nào bởi các công ty khai khoáng, hay bởi các nhà máy sản xuất các linh kiện cần thiết cho các công nghệ mà chúng ta sử dụng hàng ngày. Mỗi người dùng công nghệ ấy cũng đều chịu trách nhiệm một phần về tình trạng ô nhiễm và như vậy, góp phần làm hại người khác. Thật không may là chúng ta có thể làm hại người khác qua những hành động của mình mặc dầu không có ý định như thế.

Thế cho nên, tôi nghĩ rằng, để phù hợp với thực tế, chúng ta cố gắng hết sức giảm thiểu việc gây hại người khác bằng cách sử dụng óc phán đoán trong mọi hành vi của mình, và làm theo lương tâm, phát sinh do tăng cường ý thức về hành động của mình.

 
Dalai Lama

Về Menu

đạo đức về sự kiềm chế dao duc ve su kiem che tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

mạ 墓 購入 Sự tĩnh lặng của một hanh nguyen cua duc duoc su nhu lai æ ¹æ å Hải お墓の種類と選び方 念地藏圣号发愿怎么说 gợi Thiếu vitamin cũng gây ra chứng đau Bến æ³ ä¼š thich quang duc 寺庙里红色的沙 Chuyện đời của một sư cô 东宝法王 真实存在 Cu 妙善法师能入定 Bàn về lòng vị tha om vận Ngẫu khúc mưa 插入法人份热饭擦擦擦擦擦擦擦擦擦擦擦擦 cham an chay 普提本無 hoàng đế a dục một mẫu người dung Quả lựu có công dụng trị bệnh và 仏壇 のし cứu vi ni sinh việt nam đạt thủ khoa tốt 怎么面对自己曾经犯下的错误 minh 祈祷カードの書き方 Mát lành bổ dưỡng sữa hạt sen 佛经说人类是怎么来的 GiẠBà Rịa Vũng Tàu Tang lễ cố Ni sư Vài nét về sơ tổ sáng lập dòng mc phan anh ở bhutan Ö 历世达赖喇嘛 Tấm lòng người mẹ quê 永代供養 横浜 vi 曹洞宗青年联盟 hanh trinh cua su yeu thuong 一念心性 是 luan ve duc nguon goc cua kho dau con nguoi