Trước khi chúng ta suy nghĩ xem có thể làm gì để giúp ích người khác, trước hết chúng ta phải bảo đảm không làm hại ai, thậm chí bằng những hành động mà trước mắt không mang tính bạo lực
Đạo đức về sự kiềm chế

Trước khi chúng ta suy nghĩ xem có thể làm gì để giúp ích người khác, trước hết chúng ta phải bảo đảm không làm hại ai, thậm chí bằng những hành động mà trước mắt không mang tính bạo lực.
Nói về các loại hành vi có hại, tất cả các tôn giáo lớn và các truyền thống nhân văn đều cùng chung quan điểm. Giết người, ăn cắp, hành vi tình dục không chân chính như bóc lột tình dục… đều là có hại. Vì thế cho nên, chúng cần phải được từ bỏ.Nhưng đạo đức về sự kiềm chế đòi hỏi nhiều hơn thế. Trước khi chúng ta suy nghĩ xem có thể làm gì để giúp ích người khác, trước hết chúng ta phải bảo đảm không làm hại ai, thậm chí bằng những hành động mà trước mắt không mang tính bạo lực.

Về nguyên tắc không làm hại, tôi thật sự có ấn tượng sâu sắc và ngưỡng mộ các huynh đệ ở truyền thống Jain (Kỳ-na giáo). Đạo Jain là một tôn giáo được xem là người anh em sinh đôi của Phật giáo. Đạo này xem trọng phẩm tính bất bạo động, hayahimsa, đối với tất cả chúng sinh. Các tu sĩ đạo Jain, trong sinh hoạt hàng ngày, rất thận trọng để tránh giẫm đạp lên các loài côn trùng hay gây hại cho bất kỳ một chúng sinh nào.

Tuy nhiên, hành vi gương mẫu của các huynh đệ tu sĩ đạo Jain thật khó cho chúng ta noi theo. Ngay cả những người giới hạn nguyên tắc ahimsa - bất hại - trong phạm vi loài người thôi chứ không mở rộng ra toàn thể các sinh vật, cũng khó mà không gây hại một cách gián tiếp. Chẳng hạn, chúng ta hãy xem xét các dòng sông bị ô nhiễm như thế nào bởi các công ty khai khoáng, hay bởi các nhà máy sản xuất các linh kiện cần thiết cho các công nghệ mà chúng ta sử dụng hàng ngày. Mỗi người dùng công nghệ ấy cũng đều chịu trách nhiệm một phần về tình trạng ô nhiễm và như vậy, góp phần làm hại người khác. Thật không may là chúng ta có thể làm hại người khác qua những hành động của mình mặc dầu không có ý định như thế.

Thế cho nên, tôi nghĩ rằng, để phù hợp với thực tế, chúng ta cố gắng hết sức giảm thiểu việc gây hại người khác bằng cách sử dụng óc phán đoán trong mọi hành vi của mình, và làm theo lương tâm, phát sinh do tăng cường ý thức về hành động của mình.

 
Dalai Lama

Về Menu

đạo đức về sự kiềm chế dao duc ve su kiem che tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

bốn duyên và sáu 香炉とお香 墓 購入 父母呼應勿緩 事例 Đồng Tháp Húy kỵ Hòa thượng Hồng Kim 二哥丰功效 色登寺供养 随喜 สต 簡単便利 戒名授与 水戸 voi อธ ษฐานบารม nuong theo hanh nghuyen cua ngai to su hue dang de cac vi dong tu chuc cac vi nam moi an lac 七五三 大阪 福慧圆满的究竟佛是怎样成呢 ประสบแต ความด å お墓参り いいお墓 金沢八景 樹木葬墓地 Để tránh nguy cơ con bị tự kỷ 每年四月初八 单三衣 一日善缘 築地本願寺 盆踊り Lễ húy kỵ lần thứ 29 của cố 迴向 意思 vÆ á n 饒益眾生 คนเก ยจคร าน 曹洞宗総合研究センター Phật pháp và bệnh trầm cảm 七五三 大津 mấy người có thể buông xả りんの音色 水子葬儀のお礼品とお祝いの方法 tình huynh đệ Làm gì để tăng cường hệ miễn Ăn gì tốt cho não bộ cho việc tư duy 饿鬼 描写 鎌倉市 霊園 àn vấn đề phục hồi việc thọ đại 文殊 五観の偈 曹洞宗 Tưởng niệm húy nhật lần thứ 40 liều ba câu chuyện đáng suy ngẫm về triết 上巽下震 こころといのちの相談 浄土宗 Chùa Thơ