Trước khi chúng ta suy nghĩ xem có thể làm gì để giúp ích người khác, trước hết chúng ta phải bảo đảm không làm hại ai, thậm chí bằng những hành động mà trước mắt không mang tính bạo lực
Đạo đức về sự kiềm chế

Trước khi chúng ta suy nghĩ xem có thể làm gì để giúp ích người khác, trước hết chúng ta phải bảo đảm không làm hại ai, thậm chí bằng những hành động mà trước mắt không mang tính bạo lực.
Nói về các loại hành vi có hại, tất cả các tôn giáo lớn và các truyền thống nhân văn đều cùng chung quan điểm. Giết người, ăn cắp, hành vi tình dục không chân chính như bóc lột tình dục… đều là có hại. Vì thế cho nên, chúng cần phải được từ bỏ.Nhưng đạo đức về sự kiềm chế đòi hỏi nhiều hơn thế. Trước khi chúng ta suy nghĩ xem có thể làm gì để giúp ích người khác, trước hết chúng ta phải bảo đảm không làm hại ai, thậm chí bằng những hành động mà trước mắt không mang tính bạo lực.

Về nguyên tắc không làm hại, tôi thật sự có ấn tượng sâu sắc và ngưỡng mộ các huynh đệ ở truyền thống Jain (Kỳ-na giáo). Đạo Jain là một tôn giáo được xem là người anh em sinh đôi của Phật giáo. Đạo này xem trọng phẩm tính bất bạo động, hayahimsa, đối với tất cả chúng sinh. Các tu sĩ đạo Jain, trong sinh hoạt hàng ngày, rất thận trọng để tránh giẫm đạp lên các loài côn trùng hay gây hại cho bất kỳ một chúng sinh nào.

Tuy nhiên, hành vi gương mẫu của các huynh đệ tu sĩ đạo Jain thật khó cho chúng ta noi theo. Ngay cả những người giới hạn nguyên tắc ahimsa - bất hại - trong phạm vi loài người thôi chứ không mở rộng ra toàn thể các sinh vật, cũng khó mà không gây hại một cách gián tiếp. Chẳng hạn, chúng ta hãy xem xét các dòng sông bị ô nhiễm như thế nào bởi các công ty khai khoáng, hay bởi các nhà máy sản xuất các linh kiện cần thiết cho các công nghệ mà chúng ta sử dụng hàng ngày. Mỗi người dùng công nghệ ấy cũng đều chịu trách nhiệm một phần về tình trạng ô nhiễm và như vậy, góp phần làm hại người khác. Thật không may là chúng ta có thể làm hại người khác qua những hành động của mình mặc dầu không có ý định như thế.

Thế cho nên, tôi nghĩ rằng, để phù hợp với thực tế, chúng ta cố gắng hết sức giảm thiểu việc gây hại người khác bằng cách sử dụng óc phán đoán trong mọi hành vi của mình, và làm theo lương tâm, phát sinh do tăng cường ý thức về hành động của mình.

 
Dalai Lama

Về Menu

đạo đức về sự kiềm chế dao duc ve su kiem che tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

อธ ษฐานบารม 廙nh 七五三 大阪 佛经讲 男女欲望 sen hÓ tây Một chút hoài niệm về Tết ก จกรรมทอดกฐ น TP chương ii thích ca thế tôn 打砸抢烧 su dong gop cua duc dalai lama thu 14 cho nen tu 鎌倉市 霊園 別五時 是針 đời người càng tranh giành càng mất đi 忍四 オンライン坐禅会で曹洞宗の教えを学ぶ dai ไๆาา แากกา Chùa Linh Ứng คนเก ยจคร าน thoÃ Æ chua quan lan nhung buc anh lay dong trai tim cua nhung おりん 木魚のお取り寄せ sÃƒÆ 35佛懺文字版 净土五经是哪五经 Ăn chay cùng thực khách Tây Lễ giỗ Tổ Bồ Đề Đạt Ma tại Trúc TẠ荐拔功德殊胜行 mie kỷ 放下凡夫心 故事 Âm vang cuộc tự thiêu của Bồ tát Nếu như có ba å 五観の偈 曹洞宗 tiệc buffet chay thu được 8 tỉ xây chùa Mệt duc do va tai nang trong hanh nguyen hoang phap chuong bon phap 10 điều tuổi trẻ thường lãng phí 6 công dụng tốt cho sức khỏe của chuyện cổ chua dien tho 元代 僧人 功德碑 Thuốc Tây Tạng có thể trị lành 佛教教學 墓地の販売と購入の注意点