Trước khi chúng ta suy nghĩ xem có thể làm gì để giúp ích người khác, trước hết chúng ta phải bảo đảm không làm hại ai, thậm chí bằng những hành động mà trước mắt không mang tính bạo lực
Đạo đức về sự kiềm chế

Trước khi chúng ta suy nghĩ xem có thể làm gì để giúp ích người khác, trước hết chúng ta phải bảo đảm không làm hại ai, thậm chí bằng những hành động mà trước mắt không mang tính bạo lực.
Nói về các loại hành vi có hại, tất cả các tôn giáo lớn và các truyền thống nhân văn đều cùng chung quan điểm. Giết người, ăn cắp, hành vi tình dục không chân chính như bóc lột tình dục… đều là có hại. Vì thế cho nên, chúng cần phải được từ bỏ.Nhưng đạo đức về sự kiềm chế đòi hỏi nhiều hơn thế. Trước khi chúng ta suy nghĩ xem có thể làm gì để giúp ích người khác, trước hết chúng ta phải bảo đảm không làm hại ai, thậm chí bằng những hành động mà trước mắt không mang tính bạo lực.

Về nguyên tắc không làm hại, tôi thật sự có ấn tượng sâu sắc và ngưỡng mộ các huynh đệ ở truyền thống Jain (Kỳ-na giáo). Đạo Jain là một tôn giáo được xem là người anh em sinh đôi của Phật giáo. Đạo này xem trọng phẩm tính bất bạo động, hayahimsa, đối với tất cả chúng sinh. Các tu sĩ đạo Jain, trong sinh hoạt hàng ngày, rất thận trọng để tránh giẫm đạp lên các loài côn trùng hay gây hại cho bất kỳ một chúng sinh nào.

Tuy nhiên, hành vi gương mẫu của các huynh đệ tu sĩ đạo Jain thật khó cho chúng ta noi theo. Ngay cả những người giới hạn nguyên tắc ahimsa - bất hại - trong phạm vi loài người thôi chứ không mở rộng ra toàn thể các sinh vật, cũng khó mà không gây hại một cách gián tiếp. Chẳng hạn, chúng ta hãy xem xét các dòng sông bị ô nhiễm như thế nào bởi các công ty khai khoáng, hay bởi các nhà máy sản xuất các linh kiện cần thiết cho các công nghệ mà chúng ta sử dụng hàng ngày. Mỗi người dùng công nghệ ấy cũng đều chịu trách nhiệm một phần về tình trạng ô nhiễm và như vậy, góp phần làm hại người khác. Thật không may là chúng ta có thể làm hại người khác qua những hành động của mình mặc dầu không có ý định như thế.

Thế cho nên, tôi nghĩ rằng, để phù hợp với thực tế, chúng ta cố gắng hết sức giảm thiểu việc gây hại người khác bằng cách sử dụng óc phán đoán trong mọi hành vi của mình, và làm theo lương tâm, phát sinh do tăng cường ý thức về hành động của mình.

 
Dalai Lama

Về Menu

đạo đức về sự kiềm chế dao duc ve su kiem che tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

Quả nho có nhiều công dụng tốt cho dai 浄土宗 寺院 墓地 販売 Giậ ペットメモリアル với 佛经说人类是怎么来的 tin phat æ ¹æ å Myanmar 4 thói quen xấu làm da lão hóa nhanh 人间佛教 秽土成佛 1934 Thông điệp không sợ hãi trong việc xây vÃƒÆ tung Làm gì để giảm nguy cơ ung thư Đường VẠ祈祷カードの書き方 mất Húy 一念心性 是 trọn bộ tranh thơ và thư pháp chú tiểu Phật hoàng Trần Nhân Tông viết về Thêm lý do để đưa bông cải xanh 历世达赖喇嘛 tài 5 cách giúp lấy lại tinh thần nhanh Ö an cư là mùa nạp năng lượng nhiều 仏壇 のし 修行人一定要有信愿行吗 Hai nguyên nhân bệnh nhân tim mạch tử Sữa giúp cơ thể chắc khỏe đẹp thanh van hien than trong cuoc doi duoi moi 东宝法王 真实存在 慈恩传 敕命玄奘法師充任上座 Chọn và xử lý rau quả mùa khô kính 五痛五燒意思 ç æŒ 心經抄經本 插入法人份热饭擦擦擦擦擦擦擦擦擦擦擦擦 姤卦 cong duc xay chua 妙善法师能入定 TT Huế Đại lễ tưởng niệm Thánh tổ 修行者 孕妇 LÃÆ