Trước khi chúng ta suy nghĩ xem có thể làm gì để giúp ích người khác, trước hết chúng ta phải bảo đảm không làm hại ai, thậm chí bằng những hành động mà trước mắt không mang tính bạo lực
Đạo đức về sự kiềm chế

Trước khi chúng ta suy nghĩ xem có thể làm gì để giúp ích người khác, trước hết chúng ta phải bảo đảm không làm hại ai, thậm chí bằng những hành động mà trước mắt không mang tính bạo lực.
Nói về các loại hành vi có hại, tất cả các tôn giáo lớn và các truyền thống nhân văn đều cùng chung quan điểm. Giết người, ăn cắp, hành vi tình dục không chân chính như bóc lột tình dục… đều là có hại. Vì thế cho nên, chúng cần phải được từ bỏ.Nhưng đạo đức về sự kiềm chế đòi hỏi nhiều hơn thế. Trước khi chúng ta suy nghĩ xem có thể làm gì để giúp ích người khác, trước hết chúng ta phải bảo đảm không làm hại ai, thậm chí bằng những hành động mà trước mắt không mang tính bạo lực.

Về nguyên tắc không làm hại, tôi thật sự có ấn tượng sâu sắc và ngưỡng mộ các huynh đệ ở truyền thống Jain (Kỳ-na giáo). Đạo Jain là một tôn giáo được xem là người anh em sinh đôi của Phật giáo. Đạo này xem trọng phẩm tính bất bạo động, hayahimsa, đối với tất cả chúng sinh. Các tu sĩ đạo Jain, trong sinh hoạt hàng ngày, rất thận trọng để tránh giẫm đạp lên các loài côn trùng hay gây hại cho bất kỳ một chúng sinh nào.

Tuy nhiên, hành vi gương mẫu của các huynh đệ tu sĩ đạo Jain thật khó cho chúng ta noi theo. Ngay cả những người giới hạn nguyên tắc ahimsa - bất hại - trong phạm vi loài người thôi chứ không mở rộng ra toàn thể các sinh vật, cũng khó mà không gây hại một cách gián tiếp. Chẳng hạn, chúng ta hãy xem xét các dòng sông bị ô nhiễm như thế nào bởi các công ty khai khoáng, hay bởi các nhà máy sản xuất các linh kiện cần thiết cho các công nghệ mà chúng ta sử dụng hàng ngày. Mỗi người dùng công nghệ ấy cũng đều chịu trách nhiệm một phần về tình trạng ô nhiễm và như vậy, góp phần làm hại người khác. Thật không may là chúng ta có thể làm hại người khác qua những hành động của mình mặc dầu không có ý định như thế.

Thế cho nên, tôi nghĩ rằng, để phù hợp với thực tế, chúng ta cố gắng hết sức giảm thiểu việc gây hại người khác bằng cách sử dụng óc phán đoán trong mọi hành vi của mình, và làm theo lương tâm, phát sinh do tăng cường ý thức về hành động của mình.

 
Dalai Lama

Về Menu

đạo đức về sự kiềm chế dao duc ve su kiem che tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

Món chay dễ làm Bún lứt trộn bạc hà 仏壇 拝む 言い方 麓亭法师 ta 每年四月初八 diÇu 瑞州三峰院的平和尚 唐代 臨濟 Bánh cộ hương sắc đặc trưng trên đại thủ ấn đời người là cuộc hành trình có đi 7 cách tránh say tàu xe คนเก ยจคร าน พ ทธโธ ธรรมโม 佛教中华文化 雷坤卦 su phat trien kinh te nhin tu triet ly phat Làng Trung Kiên Chiếc nôi sản sinh nhiều 別五時 是針 su ba cat tuong bßi 川井霊園 弘一大師名言 Điều cần biết khi ăn cà chua sống Nhân sâm có tác dụng điều trị cảm 緣境發心 觀想書 陧盤 ta chon luong thienkhong phai la vi ta mem yeu 飞来寺 Thông điệp từ bi 福生市永代供養 tri ngu gioi thực hành hạnh 市町村別寺院数 phia sau van ban doi nguoi 净土网络 Giao cảm cùng xuân 市町村別寺院数順位 Hạn chế nước tăng lực để bảo vệ uống tích tài vật không bằng tích phúc báo 曹村村 định hoài giÕ Hai nguyên nhân bệnh nhân tim mạch å 仏壇 おしゃれ 飾り方 Ngẫu зеркало кракен даркнет có cần phải đi mới tu được 白佛言 什么意思