Trước khi chúng ta suy nghĩ xem có thể làm gì để giúp ích người khác, trước hết chúng ta phải bảo đảm không làm hại ai, thậm chí bằng những hành động mà trước mắt không mang tính bạo lực
Đạo đức về sự kiềm chế

Trước khi chúng ta suy nghĩ xem có thể làm gì để giúp ích người khác, trước hết chúng ta phải bảo đảm không làm hại ai, thậm chí bằng những hành động mà trước mắt không mang tính bạo lực.
Nói về các loại hành vi có hại, tất cả các tôn giáo lớn và các truyền thống nhân văn đều cùng chung quan điểm. Giết người, ăn cắp, hành vi tình dục không chân chính như bóc lột tình dục… đều là có hại. Vì thế cho nên, chúng cần phải được từ bỏ.Nhưng đạo đức về sự kiềm chế đòi hỏi nhiều hơn thế. Trước khi chúng ta suy nghĩ xem có thể làm gì để giúp ích người khác, trước hết chúng ta phải bảo đảm không làm hại ai, thậm chí bằng những hành động mà trước mắt không mang tính bạo lực.

Về nguyên tắc không làm hại, tôi thật sự có ấn tượng sâu sắc và ngưỡng mộ các huynh đệ ở truyền thống Jain (Kỳ-na giáo). Đạo Jain là một tôn giáo được xem là người anh em sinh đôi của Phật giáo. Đạo này xem trọng phẩm tính bất bạo động, hayahimsa, đối với tất cả chúng sinh. Các tu sĩ đạo Jain, trong sinh hoạt hàng ngày, rất thận trọng để tránh giẫm đạp lên các loài côn trùng hay gây hại cho bất kỳ một chúng sinh nào.

Tuy nhiên, hành vi gương mẫu của các huynh đệ tu sĩ đạo Jain thật khó cho chúng ta noi theo. Ngay cả những người giới hạn nguyên tắc ahimsa - bất hại - trong phạm vi loài người thôi chứ không mở rộng ra toàn thể các sinh vật, cũng khó mà không gây hại một cách gián tiếp. Chẳng hạn, chúng ta hãy xem xét các dòng sông bị ô nhiễm như thế nào bởi các công ty khai khoáng, hay bởi các nhà máy sản xuất các linh kiện cần thiết cho các công nghệ mà chúng ta sử dụng hàng ngày. Mỗi người dùng công nghệ ấy cũng đều chịu trách nhiệm một phần về tình trạng ô nhiễm và như vậy, góp phần làm hại người khác. Thật không may là chúng ta có thể làm hại người khác qua những hành động của mình mặc dầu không có ý định như thế.

Thế cho nên, tôi nghĩ rằng, để phù hợp với thực tế, chúng ta cố gắng hết sức giảm thiểu việc gây hại người khác bằng cách sử dụng óc phán đoán trong mọi hành vi của mình, và làm theo lương tâm, phát sinh do tăng cường ý thức về hành động của mình.

 
Dalai Lama

Về Menu

đạo đức về sự kiềm chế dao duc ve su kiem che tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

NhÃÆ pham ngu co tu beomeosa Món chay Xíu mại sa kê củ sen Ăn nhiều đậu nành có tốt cho sức chút 己が身にひき比べて lÑi สต Niệm Phật äºŒä ƒæ お位牌とは 陈光别居士 Con nhớ những xuân trước 如闻天人 こころといのちの相談 浄土宗 Người Phật giáo nhớ đến bác Sáu Giàu 夷隅郡大多喜町 樹木葬 加持 hãy quay về nương tựa chính mình quan điểm của đức phật về vấn đề 浄土宗のお守り お守りグッズ あんぴくんとは 経å Lễ húy kỵ lần thứ 44 cố Đại lão おりん 木魚のお取り寄せ Ti wat lan kuad Quảng Tờ イイハナのお盆にぴったりの盆提灯 áºn お墓参り ngà n Nguy cơ trẻ mắc tự kỷ tăng gấp tam tinh nguoi xuat gia khi nghi ve cha me 荐拔功德殊胜行 nhan qua Bệnh nha chu làm tăng nguy cơ ung thư 净地不是问了问了一看 Sách phần 3 Tâm sự mùa xuân 佛家 看破红尘 释迦牟尼 quÃƒÆ 弘忍 净土五经是哪五经 những ứng dụng cần thiết cho cuộc phat giao va nhung van de thoi dai