Trước khi chúng ta suy nghĩ xem có thể làm gì để giúp ích người khác, trước hết chúng ta phải bảo đảm không làm hại ai, thậm chí bằng những hành động mà trước mắt không mang tính bạo lực
Đạo đức về sự kiềm chế

Trước khi chúng ta suy nghĩ xem có thể làm gì để giúp ích người khác, trước hết chúng ta phải bảo đảm không làm hại ai, thậm chí bằng những hành động mà trước mắt không mang tính bạo lực.
Nói về các loại hành vi có hại, tất cả các tôn giáo lớn và các truyền thống nhân văn đều cùng chung quan điểm. Giết người, ăn cắp, hành vi tình dục không chân chính như bóc lột tình dục… đều là có hại. Vì thế cho nên, chúng cần phải được từ bỏ.Nhưng đạo đức về sự kiềm chế đòi hỏi nhiều hơn thế. Trước khi chúng ta suy nghĩ xem có thể làm gì để giúp ích người khác, trước hết chúng ta phải bảo đảm không làm hại ai, thậm chí bằng những hành động mà trước mắt không mang tính bạo lực.

Về nguyên tắc không làm hại, tôi thật sự có ấn tượng sâu sắc và ngưỡng mộ các huynh đệ ở truyền thống Jain (Kỳ-na giáo). Đạo Jain là một tôn giáo được xem là người anh em sinh đôi của Phật giáo. Đạo này xem trọng phẩm tính bất bạo động, hayahimsa, đối với tất cả chúng sinh. Các tu sĩ đạo Jain, trong sinh hoạt hàng ngày, rất thận trọng để tránh giẫm đạp lên các loài côn trùng hay gây hại cho bất kỳ một chúng sinh nào.

Tuy nhiên, hành vi gương mẫu của các huynh đệ tu sĩ đạo Jain thật khó cho chúng ta noi theo. Ngay cả những người giới hạn nguyên tắc ahimsa - bất hại - trong phạm vi loài người thôi chứ không mở rộng ra toàn thể các sinh vật, cũng khó mà không gây hại một cách gián tiếp. Chẳng hạn, chúng ta hãy xem xét các dòng sông bị ô nhiễm như thế nào bởi các công ty khai khoáng, hay bởi các nhà máy sản xuất các linh kiện cần thiết cho các công nghệ mà chúng ta sử dụng hàng ngày. Mỗi người dùng công nghệ ấy cũng đều chịu trách nhiệm một phần về tình trạng ô nhiễm và như vậy, góp phần làm hại người khác. Thật không may là chúng ta có thể làm hại người khác qua những hành động của mình mặc dầu không có ý định như thế.

Thế cho nên, tôi nghĩ rằng, để phù hợp với thực tế, chúng ta cố gắng hết sức giảm thiểu việc gây hại người khác bằng cách sử dụng óc phán đoán trong mọi hành vi của mình, và làm theo lương tâm, phát sinh do tăng cường ý thức về hành động của mình.

 
Dalai Lama

Về Menu

đạo đức về sự kiềm chế dao duc ve su kiem che tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

緣境發心 觀想書 6 công dụng tốt cho sức khỏe của 佛经讲 男女欲望 chân nguyên 度母观音 功能 使用方法 Những ô cửa xanh 佛教書籍 Giảm cân những điều 浄土宗 2006 築地本願寺 盆踊り ทาน bà t Mùa thu 上巽下震 二哥丰功效 曹洞宗総合研究センター 一日善缘 ngung song ao 正智舍方便 Tổ Chè bắp Ấm lòng những ngày mưa 饒益眾生 Ä 世界悉檀 Ly tán giữa vàng son kinh sám hối 9 loại thực phẩm giúp giảm cholesterol 6 bước đơn giản để chống béo モダン仏壇 一念心性 是 Thêm một chiếc lá Nhá 仏壇 拝む 言い方 Ï BR VT Lễ hội ẩm thực chay Đạo tình 阿那律 饿鬼 描写 phật dạy chăn trâu Buffet chay không cần son phấn Chuyến đi bất ngờ Kỳ cuối Ngày ゆいじょごぎゃくひほうしょうぼう зеркало кракен даркнет nghi thuc cung cau an dau nam 寺庙的素菜 Lo lắng làm mất ngủ hay mất ngủ gây 二七日 Vì sao tu thiền อธ ษฐานบารม 仏壇 通販 hoãƒæ 迴向 意思 修道 吾有正法眼藏 净土网络