Trước khi chúng ta suy nghĩ xem có thể làm gì để giúp ích người khác, trước hết chúng ta phải bảo đảm không làm hại ai, thậm chí bằng những hành động mà trước mắt không mang tính bạo lực
Đạo đức về sự kiềm chế

Trước khi chúng ta suy nghĩ xem có thể làm gì để giúp ích người khác, trước hết chúng ta phải bảo đảm không làm hại ai, thậm chí bằng những hành động mà trước mắt không mang tính bạo lực.
Nói về các loại hành vi có hại, tất cả các tôn giáo lớn và các truyền thống nhân văn đều cùng chung quan điểm. Giết người, ăn cắp, hành vi tình dục không chân chính như bóc lột tình dục… đều là có hại. Vì thế cho nên, chúng cần phải được từ bỏ.Nhưng đạo đức về sự kiềm chế đòi hỏi nhiều hơn thế. Trước khi chúng ta suy nghĩ xem có thể làm gì để giúp ích người khác, trước hết chúng ta phải bảo đảm không làm hại ai, thậm chí bằng những hành động mà trước mắt không mang tính bạo lực.

Về nguyên tắc không làm hại, tôi thật sự có ấn tượng sâu sắc và ngưỡng mộ các huynh đệ ở truyền thống Jain (Kỳ-na giáo). Đạo Jain là một tôn giáo được xem là người anh em sinh đôi của Phật giáo. Đạo này xem trọng phẩm tính bất bạo động, hayahimsa, đối với tất cả chúng sinh. Các tu sĩ đạo Jain, trong sinh hoạt hàng ngày, rất thận trọng để tránh giẫm đạp lên các loài côn trùng hay gây hại cho bất kỳ một chúng sinh nào.

Tuy nhiên, hành vi gương mẫu của các huynh đệ tu sĩ đạo Jain thật khó cho chúng ta noi theo. Ngay cả những người giới hạn nguyên tắc ahimsa - bất hại - trong phạm vi loài người thôi chứ không mở rộng ra toàn thể các sinh vật, cũng khó mà không gây hại một cách gián tiếp. Chẳng hạn, chúng ta hãy xem xét các dòng sông bị ô nhiễm như thế nào bởi các công ty khai khoáng, hay bởi các nhà máy sản xuất các linh kiện cần thiết cho các công nghệ mà chúng ta sử dụng hàng ngày. Mỗi người dùng công nghệ ấy cũng đều chịu trách nhiệm một phần về tình trạng ô nhiễm và như vậy, góp phần làm hại người khác. Thật không may là chúng ta có thể làm hại người khác qua những hành động của mình mặc dầu không có ý định như thế.

Thế cho nên, tôi nghĩ rằng, để phù hợp với thực tế, chúng ta cố gắng hết sức giảm thiểu việc gây hại người khác bằng cách sử dụng óc phán đoán trong mọi hành vi của mình, và làm theo lương tâm, phát sinh do tăng cường ý thức về hành động của mình.

 
Dalai Lama

Về Menu

đạo đức về sự kiềm chế dao duc ve su kiem che tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

lợi xin hãy bước ra khỏi vòng tròn tẻ nhạt 천태종 대구동대사 도산스님 sam hoi 香炉とお香 市町村別寺院数順位 ý nghĩa của các vật phẩm cúng dường Thầy Lá thư Xuân 元代 僧人 功德碑 父母呼應勿緩 事例 築地本願寺 盆踊り 佛教蓮花 trải lòng của một tu sĩ về tệ nạn คนเก ยจคร าน 墓 購入 仏壇 通販 曹村村 世界悉檀 äºŒä ƒæ 七五三 大阪 緣境發心 觀想書 市町村別寺院数 佛经讲 男女欲望 Sống bình an và hiến tặng bình an nam 簡単便利 戒名授与 水戸 vo thuong tu musangsa trung tam thien phat giao phat phap ก จกรรมทอดกฐ น 金宝堂のお得な商品 必使淫心身心具断 五戒十善 ประสบแต ความด いいお墓 金沢八景 樹木葬墓地 อธ ษฐานบารม 迴向 意思 Rượu thuốc lá làm tăng 70 nguy cơ tử Lễ húy kỵ lần thứ 106 Tổ sư Minh 佛教教學 Giọt mồ hôi con trong lòng tay mẹ 五藏三摩地观 đốt 水子葬儀のお礼品とお祝いの方法 họa sự khao khát tìm cầu giác ngộ của nữ luật nhân quả hay nghiệp quả báo ứng Xuân trong tôi Ngày ấy và bây giờ tuc điểm tựa tâm linh giữa quần đảo 饿鬼 描写