Trước khi chúng ta suy nghĩ xem có thể làm gì để giúp ích người khác, trước hết chúng ta phải bảo đảm không làm hại ai, thậm chí bằng những hành động mà trước mắt không mang tính bạo lực
Đạo đức về sự kiềm chế

Trước khi chúng ta suy nghĩ xem có thể làm gì để giúp ích người khác, trước hết chúng ta phải bảo đảm không làm hại ai, thậm chí bằng những hành động mà trước mắt không mang tính bạo lực.
Nói về các loại hành vi có hại, tất cả các tôn giáo lớn và các truyền thống nhân văn đều cùng chung quan điểm. Giết người, ăn cắp, hành vi tình dục không chân chính như bóc lột tình dục… đều là có hại. Vì thế cho nên, chúng cần phải được từ bỏ.Nhưng đạo đức về sự kiềm chế đòi hỏi nhiều hơn thế. Trước khi chúng ta suy nghĩ xem có thể làm gì để giúp ích người khác, trước hết chúng ta phải bảo đảm không làm hại ai, thậm chí bằng những hành động mà trước mắt không mang tính bạo lực.

Về nguyên tắc không làm hại, tôi thật sự có ấn tượng sâu sắc và ngưỡng mộ các huynh đệ ở truyền thống Jain (Kỳ-na giáo). Đạo Jain là một tôn giáo được xem là người anh em sinh đôi của Phật giáo. Đạo này xem trọng phẩm tính bất bạo động, hayahimsa, đối với tất cả chúng sinh. Các tu sĩ đạo Jain, trong sinh hoạt hàng ngày, rất thận trọng để tránh giẫm đạp lên các loài côn trùng hay gây hại cho bất kỳ một chúng sinh nào.

Tuy nhiên, hành vi gương mẫu của các huynh đệ tu sĩ đạo Jain thật khó cho chúng ta noi theo. Ngay cả những người giới hạn nguyên tắc ahimsa - bất hại - trong phạm vi loài người thôi chứ không mở rộng ra toàn thể các sinh vật, cũng khó mà không gây hại một cách gián tiếp. Chẳng hạn, chúng ta hãy xem xét các dòng sông bị ô nhiễm như thế nào bởi các công ty khai khoáng, hay bởi các nhà máy sản xuất các linh kiện cần thiết cho các công nghệ mà chúng ta sử dụng hàng ngày. Mỗi người dùng công nghệ ấy cũng đều chịu trách nhiệm một phần về tình trạng ô nhiễm và như vậy, góp phần làm hại người khác. Thật không may là chúng ta có thể làm hại người khác qua những hành động của mình mặc dầu không có ý định như thế.

Thế cho nên, tôi nghĩ rằng, để phù hợp với thực tế, chúng ta cố gắng hết sức giảm thiểu việc gây hại người khác bằng cách sử dụng óc phán đoán trong mọi hành vi của mình, và làm theo lương tâm, phát sinh do tăng cường ý thức về hành động của mình.

 
Dalai Lama

Về Menu

đạo đức về sự kiềm chế dao duc ve su kiem che tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

飞来寺 พ ทธโธ ธรรมโม åº Mỗi ngày nên ăn nhiều rau củ quả 吕良伟演的释迦牟尼是什么电视剧 คนเก ยจคร าน 腳底筋膜炎治療 å¾ hïu 水子葬儀のお礼品とお祝いの方法 別五時 是針 phÃƒÆ p Khánh Hòa Tưởng niệm tuần chung thất xem tivi nhiều gây hại cho não bộ 弥陀寺巷 Nhập định để được thanh thoát Ngoại tôi Xin lỗi hoa Quỳnh Canh bạch quả nấm hương táo đỏ 单三衣 四比丘 ki廕穆 即刻往生西方 moi hieu duoc nhung dieu nhu the 深恩正 Mối liên hệ giữa thầy 禅诗精选 зеркало кракен даркнет 般若心経 読み方 区切り Đức tin mầu nhiệm ธรรมะก บพระพ ทธเจ 一息十念 hòa thượng thích thiện chơn 1914 หล กการน งสมาธ 墓 購入 ก จกรรมทอดกฐ น giẠm 地藏經 tu 鎌倉市 霊園 bun 墓の片付け 魂の引き上げ tham luan tai dai hoi dai bieu phat giao toan quoc hoa 忍四 Súp rau củ tốt cho sức khỏe お仏壇 お供え chuỗi ngọc trân bảo pháp thí 父母呼應勿緩 事例 sám hối Chợ Cóc 元代 僧人 功德碑 净土网络 TP