Đất nước Phù Tang xinh đẹp, được mệnh danh là xứ sở mặt trời mọc, quần đảo Nhật Bản tọa lạc tại cực đông của thế giới văn minh lục địa Á Châu, vì vậy Nhật Bản là quốc gia cuối cùng thừa hưởng sự tiến bộ của thế giới Quốc gia này không có những đồng bằng
Đạo Phật bước đầu du nhập vào Nhật Bản thời kỳ Phi Điểu

Đất nước Phù Tang xinh đẹp, được mệnh danh là xứ sở mặt trời mọc, quần đảo Nhật Bản tọa lạc tại cực đông của thế giới văn minh lục địa Á Châu, vì vậy Nhật Bản là quốc gia cuối cùng thừa hưởng sự tiến bộ của thế giới. Quốc gia này không có những đồng bằng mênh mông, những con sông dài như ở lục địa nhưng ở vùng gió mùa nên có nhiều mưa, bốn mùa phân biệt rõ ràng, từ đó tạo nên những sắc thái đặc biệt và những địa hình độc đáo.
Nhật Bản và Trung Quốc được xem như là anh em cùng giống nòi bởi chúng chỉ cách nhau một eo biển, dựa vào địa hình của Nhật Bản người ta ví như con tằm còn Trung Quốc nhìn trên bản đồ thì như lá dâu, con tằm dựa vào nguồn dinh dưỡng là lá dâu mà phát triển.Theo Nhật Bản Sử Ký có ghi lại Phật Giáo chính thức được truyền vào Nhật Bản vào năm 552 từ Bách Tế (Hàn Quốc, còn theo Thượng cung Thánh Đức pháp vương thuyết và Nguyên Hưng tự già lam duyên khởi tinh lưu ký tư tài trướng thì ghi là năm 538, hai thuyết này cách nhau 14 năm. Sở dĩ có hai thuyết tương truyền như thế là do sự đối lập giữa hai bộ phái Tô Ngã Đạo và Vật Bộ Vĩ Liên.

Vượt qua bao biến cớ lịch sử của thời kỳ đầu du nhập thì nền Phật Giáo đã có nhiều khởi sắc hơn, hệ thống Ni chúng được thành lập, vị ni đầu tiên là con gái của Siba Tatsuto, là người Triều Tiên di cư sang Nhật xuất gia hiệu là Thiện Tín, sau đó ni Thiện Tín cùng một số vị ni khác sang Bách Tế để du học về luật học sau trở về nước để xiển dương Phật pháp. Vào lúc này hệ thống Tăng Ni đã có nhiều thay đổi, người xuất gia được hiểu biết theo đúng nghĩa của nó chứ không còn là khái niệm cạo tóc mặc cà sa. Nối tiếp sự hình thành Tăng đoàn là xúc tiến việc xây dựng chùa, ngôi chùa cổ nhất của lịch sử Nhật Bản được xây dựng vào năm 596, được đặt tên là chùa Pháp Hưng sau đổi tên thành Phi Điểu, những tưởng do sự tranh chấp của các bộ phái mà ngôi chùa chỉ mang tính riêng tư nhưng nhờ vào sự đoàn kết ngôi chùa đã trở thành tài sản chung và là niềm tự hào của quốc gia và dân tộc.

Nói đến Phật Giáo Nhật Bản không thể không nhắc đến thái tử Thánh Đức, không chỉ là một người có tài trị vì đất nước ông còn là một vị hộ pháp đắc lực của Chánh pháp, một Phật tử chân chính, hoàn thành tốt cả công việc hộ trì và hoằng hóa Phật Pháp, ông trị vì đất nước không phải bằng uy quyền mà là bằng uy đức, ông đã ban hành hiến pháp 17 điều cho người dân thực hiện trong đó điều thứ 2 có ghi lại như sau: "phải dốc lòng quý kính Tam bảo. Tam bảo là Phật, Pháp, Tăng. Tam bảo là nơi nương tựa của bốn loài, được muôn nước tôn kính. Đời nào cũng thế, hễ ai tôn kính Tam bảo thì không làm điều ác…”.

Phật giáo thời kỳ Phi Điểu phát triển khá rõ rệt, mặc dù chỉ là những bước đi đầu tiên nhưng đó lại là nền tảng vững chắc cho sự thăng hoa của đạo Phật trong tương lai. Lúc bấy giờ, thái tử đã xây dựng được 7 ngôi chùa lớn trong đó có chùa Tứ Thiên Vương ở Naniwa, chùa Trung Cung, chùa Trì Hậu, chùa Pháp Long gần Nara ở Yamato v.v…, ngoài việc xây dựng chùa thái tử còn giảng kinh, người đã giảng kinh Thắng Man, Pháp Hoa cho Thiên Hoàng và hoàng thất, thêm vào đó người còn viết sớ giải thích kinh, ba bộ kinh Pháp Hoa, Duy Ma và Thắng Man gọi là Tam Kinh Nghĩa Sớ. Quy luật vô thường sanh tử không ai có thể đi trái lại, sự ra đi của Thái tử là sự hụt hẩng lớn lao của người dân Nhật Bản, Thánh Đức thái tử đã băng hà năm 624, hưởng thọ 48 tuổi, trong lúc này trong nước đã có 816 vị sư, 569 vị ni, 45 ngôi chùa và ông được ca ngợi là giáo chủ của Yamato.

Tạp chí Hoa Đàm số 20 
TN. Huệ Như

Về Menu

đạo phật bước đầu du nhập vào nhật bản thời kỳ phi điểu dao phat buoc dau du nhap vao nhat ban thoi ky phi dieu tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

Ăn chay cũng bệnh co tu tanh di da 10 tiep theo mỗi Kinh NIKAYA Lửa ơi Hấp thu quá ít muối cũng gây hại Những điều cần biết về giấc hãy từ bỏ những gì không phải của tảng 夜渡凡尘 削发更衣 tìm hiểu y phục phật giáo nguyên thủy Kinh phat Giao mc thua 佛教中华文化 ăn trong chánh niệm phật giáo và cuộc chính biến 1 thÃÅ thật CÃn an chay Vitamin 1988 忉利天 Tưởng niệm Đại đức khai sơn chùa trai tim bat diet cua bo tat thich quang duc hien tu vi boi gieo nghiệp sát sanh quả báo sẽ nghèo Kiên Giang Húy kỵ lần thứ 5 cố Hòa Thế giới có gần một tỉ người hút 白骨观 危险性 Chuyến xe cuối năm giáo dục tai nan giao thong qua goc nhin nha phat giÕ khởi 5 phút quán vô thường mỗi ngày để đơn gia n chi la mô t câu xin lô i những láÿ toi muon nhin thay nu cuoi cua ban ThẠMẹ con 5 biểu hiện thiếu vitamin thường thấy chung ta dang dan bo quen ngoi chua linh thieng doi cứ Aspirin Muốn lộ