Đạo Phật là con đường hạnh phúc, từ hạnh phúc thế gian ở cõi người, cõi trời cho đến hạnh phúc tối thượng là Niết bàn an lạc Tùy theo nhu cầu, ước muốn của chúng sinh, tùy theo cấp độ nhận thức, giác ngộ của chúng sinh mà giáo lý đạo Phật chỉ ra con đườn
Đạo Phật là con đường hạnh phúc

Đạo Phật là con đường hạnh phúc, từ hạnh phúc thế gian ở cõi người, cõi trời cho đến hạnh phúc tối thượng là Niết-bàn an lạc. Tùy theo nhu cầu, ước muốn của chúng sinh, tùy theo cấp độ nhận thức, giác ngộ của chúng sinh mà giáo lý đạo Phật chỉ ra con đường an vui hạnh phúc và dẫn dắt chúng sinh đi trên con đường đó.
Với những ai yêu chuộng đời sống nhân sinh, đạo Phật dạy đạo lý làm người, chỉ dẫn con đường xây dựng hạnh phúc mà con người mong đợi. Với những ai hướng đến đời sống an vui hạnh phúc hơn cõi người, hướng đến thế giới tuyệt mỹ với những an lạc vượt xa cõi người, thì đạo Phật dạy con đường sinh lên cõi trời (thiên giới) để hưởng phước báo thù thắng. 

Tuy nhiên, sự an lạc hạnh phúc ở cõi người và cõi trời cũng còn có hạn lượng, cũng chịu sự chi phối của quy luật vô thường cho nên có những chúng sinh giác ngộ được điều đó mà hướng đến sự an lạc hạnh phúc cao quý hơn, thắng diệu hơn, đó là cảnh giới siêu trần thoát tục của các bậc Thánh xuất thế như A-la-hán, Bích-chi, Bồ-tát, Phật. Đối với những ai có ý chí cao thượng này, giáo lý đạo Phật chỉ ra con đường giác ngộ rốt ráo, giải thoát khỏi mọi phiền não khổ đau, không còn luân hồi sinh tử.

Nền tảng căn bản của nấc thang hạnh phúc trong đạo Phật là đạo lý làm người, điều kiện để có được đời sống an vui hạnh phúc trong hiện tại và tiếp tục trở lại làm người trong tương lai. Đạo lý này gồm có quy y Tam bảo (Phật, Pháp, Tăng), giữ gìn năm điều đạo đức căn bản (Ngũ giới), tin luật Nhân-quả, Nghiệp báo, Luân hồi, sống đời sống chân chính.

Cõi nhân gian cũng có nhiều thân phận, địa vị khác nhau, người muốn có được đời sống an vui hạnh phúc, có được thân phận, địa vị cao quý cần phải thuận theo luật Nhân-quả mà tạo tác các nghiệp lành: không làm các điều ác, siêng làm các việc thiện lành, biết bố thí, phóng sinh, thương người mến vật, làm các việc có ích cho đời, sống có trách nhiệm, làm tròn bổn phận đối với gia đình và xã hội.

Những ai muốn hướng đến hạnh phúc của các cõi trời, muốn sinh lên thiên giới phải đi theo con đường Thập thiện nghiệp (thân có 3 nghiệp lành, miệng có 4 nghiệp lành, ý có 3 nghiệp lành, tổng cộng thành 10 nghiệp lành), tu tạo nhiều công đức, phước báo. Con đường sinh thiên giới cũng lấy nền tảng đạo lý làm người, từ đó phát triển, nâng cao hơn bằng pháp tu bố thí, cúng dường, phóng sinh, hành Thập thiện, tu tập thiền định (nếu muốn sinh lên các cõi trời cao hơn sáu cõi trời Dục giới).

Chúng sinh có nhiều phước báo được sinh lên các cõi trời, nhưng đến một thời gian nào đó hết phước (dù rất lâu) lại bị đọa lạc, tiếp tục trôi nổi trong biển khổ sinh tử luân hồi. Vì thế, giáo lý đạo Phật chỉ ra con đường thoát khổ, giúp chúng sinh đạt được nguồn an lạc hạnh phúc vô biên là Niết-bàn, trạng thái vô sinh, bất diệt. Giáo lý đạo Phật đã dạy Bốn chân lý mầu nhiệm (Tứ diệu đế), dạy pháp quán Vô ngã, Duyên khởi, để từ đó con người có thể đoạn trừ vô minh lậu hoặc, giác ngộ và giải thoát khỏi phiền não khổ đau, luân hồi sinh tử, chứng nhập Niết-bàn, nguồn an lạc tối thượng.

Trên bước đường kiến tạo hạnh phúc cho mình và làm lợi lạc chúng sinh, đạo Phật đã chỉ ra con đường tự lợi và lợi tha song hành, đó là Bồ-tát đạo, đây là con đường giúp chúng sinh vun bồi công đức phước báo và trí tuệ, những gì cần có để trở thành một vị Phật trong tương lai. Con đường Bồ-tát đạo gồm có Lục độ vạn hạnh, phát tâm Bồ-đề (Trên cầu Phật đạo, dưới hóa độ chúng sinh), tu tập Tứ vô lượng tâm, hành Tứ nhiếp pháp. 

Con đường của đạo Phật rất rõ ràng, không mơ hồ, viển vông, không tưởng. An lạc hạnh phúc không phải ở cuối con đường mà có mặt ngay trên con đường ấy. Bước chân lên đúng con đường ấy thì lập tức có được an lạc hạnh phúc, đi đến đâu thì hạnh phúc có mặt ở đó. An lạc hạnh phúc nhiều hay ít, ở mức độ nào đều tùy thuộc vào tự thân mỗi hành giả; hành giả có hướng đi đúng, có đặt bước chân trọn vẹn, có siêng năng tinh tấn đi trên con đường đó hay không? 

Một người cư sĩ chưa hoàn toàn từ bỏ đời sống thế tục vẫn có an lạc hạnh phúc nếu như thực hành đúng Chánh pháp mặc dù mức độ an lạc hạnh phúc đó không cao như của người đã hoàn toàn rũ bỏ mọi sự ràng buộc của thế gian. Dù ở trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng có được đời sống hạnh phúc nếu như đi đúng con đường đạo Phật. Chính vì thế mà đệ tử của Đức Phật gồm có bốn chúng: Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, nam và nữ cư sĩ.

Dù là tại gia hay xuất gia cũng đều tu tập, hành trì trên nền tảng giới pháp. Giới là những điều đạo đức. Một trong những ý nghĩa của giới là Biệt giải thoát, có nghĩa là ai thọ trì thì người đó có giải thoát; thọ trì giới nào thì được phần lợi ích của giới đó. Giữ giới cũng gọi là Phạm hạnh, Thánh hạnh, là đi trên con đường của bậc Thánh. Trên nền tảng của giới, người tu học Phật tu thiền định, trí tuệ. Tuy cấp độ giới, định và tuệ của hành giả xuất gia và tại gia có khác nhưng đều mang lại giá trị an lạc, hạnh phúc trong hiện tại và tương lai.

Bài viết: "Đạo Phật là con đường hạnh phúc"
Diệu Thể - Vườn hoa Phật giáo

Về Menu

đạo phật là con đường hạnh phúc dao phat la con duong hanh phuc tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

บทสวด 加持是什么意思 пѕѓ Mùa Xuân tôi ơi 横浜 公園墓地 能令增长大悲心故出自哪里 佛教中华文化 佛陀会有情绪波动吗 念空王啸 Tưởng niệm 62 năm Tổ sư Minh Đăng зеркало кракен даркнет Những bóng hồng của dinh Độc Lập Kỳ 佛教名词 首座 曹洞宗 長尾武士 不空羂索心咒梵文 cach cung ram thang bay tai nha hop ly va tiet Þ ペット僧侶派遣 仙台 å ç Giải mối oan khiên phóng sinh yêu mến tự do 10 điều đức phật cấm kỵ các cặp 借香问讯 是 โภชปร ตร 緣境發心 觀想書 gioi luât 心中有佛 淨行品全文 Ç vị bồ tát mang dép ngược Dự cảm về ngũ tịnh nhục loại thịt 加持成佛 是 五痛五燒意思 chè bắp Ấm lòng những ngày mưa ทำว ดเย น nha 人生是 旅程 風景 Quảng Ninh Trang nghiêm giỗ Tổ Pháp Loa 出家人戒律 怎么面对自己曾经犯下的错误 Rau cải xào nấm hương 世界悉檀 麓亭法师 凡所有相皆是虛妄 若見諸相非相 Uống rượu nhiều dễ gây ung thư can phai nho du co nhung khi nong noi 五十三參鈔諦 八吉祥 Thiền Chánh niệm giúp bệnh nhân cai