Thời gian qua, khi đạo Phật nhập thế độ sinh bằng những cách thức khác nhau, khiến nhiều người có cái nhìn lệch lạc về giá trị thiết thực của Phật giáo Vậy hôm nay, chúng ta hãy tìm lại châ
Đạo Phật - Món ăn tinh thần không thể thiếu của người dân Việt

Thời gian qua, khi đạo Phật nhập thế độ sinh bằng những cách thức khác nhau, khiến nhiều người có cái nhìn lệch lạc về giá trị thiết thực của Phật giáo. Vậy hôm nay, chúng ta hãy tìm lại chất “vàng ròng” của đạo Phật
Hai câu thơ của Hòa thượng Mãn Giác:

Mái chùa che  chở hồn dân tộc

Nếp sống muôn đời của tổ tông


Đã lột tả nét đẹp đời sống tín ngưỡng, tâm linh, văn hóa độc đáo của bao thế hệ người Việt.

Thật vậy, đạo Phật đã bén rễ và trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần dân tộc như nước với sữa suốt hơn hai ngàn năm lịch sử. Đó là quãng thời gian chín muồi để tư tưởng từ bi, bác ái, nhân văn… và hệ thống triết lý, học thuyết uyên thâm về cuộc đời của Phật giáo thấm nhuần, hòa quyện với nét đẹp văn hóa của người Việt Nam trong đó đáng kể nhất là tín ngưỡng dân gian.

Vì lý do đó mà hiện nay nhiều chùa chiền Phật giáo, chủ yếu là miền Bắc vẫn thờ tượng Tứ Pháp gồm Pháp Vân (nữ thần mây), Pháp Vũ (nữ thần mưa), Pháp Lôi (nữ thần sấm), Pháp Điễn (nữ thần chớp). Ở một vài chùa khác, chúng ta lại thấy có điện thờ Mẫu hoặc còn tôn trí cả tượng của các vị Thiên hoàng Ngọc đế, Thập điện Diêm vương…

Bên cạnh đó, cúng sao giải hạn, xin xăm, bói quẻ cũng trở thành hoạt động thường niên của một số chùa trong cả nước…; có gia đình Phật tử lại vẫn đốt tiền vàng mã, áo quần cho người quá cố hoặc tin vào sự tồn tại của vong linh…

Dựa vào đặc điểm văn hóa này mà những kẻ xấu hoặc một số đối tượng thuộc tôn giáo khác đã tuyên truyền trong quần chúng nhân dân, nhất là nhắm vào người Phật tử khiến họ hoang mang tinh thần, lung lạc niềm tin vào Chánh pháp và Đức Phật. Hiện nay, còn xuất hiện kẻ xấu tuyên truyền đạo Phật là tôn giáo bi quan yếm thế hoặc Đức Phật là một người bình thường không phải là Đấng tối cao nên Phật pháp cũng chẳng có gì cao siêu để con người học tập…

Trong những trường hợp này, để đối phó với các thế lực xấu và bảo vệ bản thân, bảo vệ chánh kiến và vững vàng tu học trên con đường tâm linh đã chọn, người Phật tử và đông đảo quần chúng nhân dân cần phải có trí tuệ để phân biệt đâu là tín ngưỡng dân gian, đâu là đạo Phật; và đạo Phật có hẳn là một tôn giáo như một số kẻ đã tuyên truyền hòng chia rẽ đoàn kết nội bộ người Phật tử, làm quần chúng giao động hay không?

1. Phân biệt tín ngưỡng dân gian và một số tư tưởng khác (Nho giáo và Đạo giáo) với đạo Phật

Khi lần lượt bóc tách từng yếu tố tín ngưỡng dân gian cũng như tách bạch dấu ấn của hệ thống tư tưởng tôn giáo khác ra khỏi Phật giáo, người Phật tử mới thấy rõ nét nhất “chất vàng ròng” của Phật giáo trong lớp quặng tâm linh người Việt Nam.

Như đã nói ở trên, hiện nay một số chùa tại Việt Nam vẫn thờ các vị thần hoặc thánh trong tín ngưỡng dân gian bản địa từ thuở văn minh lúa nước hoặc ngay cả các vị thánh của Trung Quốc như Khổng Tử (Nho giáo), Thái Thượng Lão Quân (Đạo giáo) – kết quả quá trình dung hợp Tam giáo đồng nguyên…

Riêng về quá trình hòa nhập giữa tín ngưỡng dân gian với đạo Phật trên đất nước Việt Nam, chúng tôi xin nói thêm. Như chúng ta đã biết, dân tộc Việt Nam có lịch sử hình thành và phát triển gắn liền với văn minh nông nghiệp lúa nước nên xuất hiện tín ngưỡng thờ thần, sùng bái thiên nhiên.

Bên cạnh đó, lòng tưởng nhớ, tri ân người đã khuất là nét đẹp đạo đức truyền thống trong tín ngưỡng sùng bái con người của nhân dân ta…

Cũng bởi thế mà có tập quán mỗi dịp Tết đến, con cháu quây quần bên mâm cơm cúng gia tiên, thắp nén nhang kính mời các vị tổ tông, ông bà về đón những ngày xuân đầu năm ấm áp, vui vẻ cùng cháu con; sau 3 ngày Tết sum họp, đại gia đình lại đốt tiền vàng, áo quần bằng giấy để các vị hưởng nơi chín suối…

 Ở đây, chúng ta cần nhìn nhận tín ngưỡng ở góc độ đạo đức – văn hóa truyền thống; mang tính giáo dục sâu sắc đối với thế hệ con cháu của cha ông ta về cội nguồn, tổ tiên, công cha, nghĩa mẹ…

 Khi đặt dấu ấn và xây dựng nền móng trên đất nước Việt Nam, đạo Phật đã có quá trình dung hòa khéo léo, nhờ đó bám rễ sâu dày vào đời sống tinh thần của dân tộc.

Tuy vậy, là người Phật tử, chúng ta không để nhầm lẫn tín ngưỡng dân gian với đạo Phật, bởi đức Phật lấy con người làm trung tâm nhưng với mục đích tìm rõ căn nguyên khổ đau, nghiệm ra phương cách giải thoát Tứ diệu đế, Bát thánh đạo… bằng chính sức mạnh nội tại của con người mà không nhờ vào tha lực hoặc một đấng tối cao nào.

Do đó, người con của Phật phải lấy ngọn đuốc Chánh pháp soi rọi con đường tu tập chuyển hóa, vô hiệu hóa mọi âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch và rèn luyện bản lĩnh vững vàng trên con đường tu học đã chọn.

2. Đạo Phật có phải là tôn giáo không?

Đạo Phật đã có mặt trên đất nước Việt Nam từ hơn 2300 năm. Trong quá trình phát triển có những bước thăng trầm nhất định nhưng Phật giáo đã luôn khẳng định vị trí thiêng liêng trong lòng dân tộc. Đặc biệt, vào thời nhà Trần, Phật giáo phát triển hưng thịnh với mốc son sáng chói, góp phần quan trọng vào công cuộc trị nước và an dân của các vị vua.

Đạo Phật cũng chưa từng tỳ vết dấu giày của giặc ngoại xâm trên đất nước ta như một số tôn giáo khác. Nói như thế để khẳng định giá trị lịch sử và giá trị chân lý của Phật giáo từ xa xưa để một lần nữa giúp người Phật tử cũng như quần chúng nhân dân thêm vững tin, không lung lạc trước lời lẽ xuyên tạc của kẻ xấu.

Quay trở lại vấn đề đạo Phật có phải là tôn giáo hay không? Trước tiên chúng ta cần hiểu rõ nguồn gốc và khái niệm “tôn giáo” là gì?

Về nguồn gốc, “tôn giáo” bắt nguồn từ từ tiếng Anh “Religion”. Hay nói một cách chính xác, theo tài liệu của các nhà nghiên cứu, khái niệm tôn giáo được dùng để chỉ đạo Ki tô thời Đế quốc La Mã. Từ ngữ này có thể phản ánh về nguồn gốc các tôn giáo ở phương Tây nhưng không thể bao hàm hết các tín ngưỡng tại phương Đông. Khi du nhập vào Việt Nam vào thế kỷ thứ XIX, từ này được dịch sang Hán Việt là “tôn giáo”. Dịch nghĩa thuần Việt thông thường thì từ này có nghĩa là tôn thờ thượng đế, thần linh; tôn thờ sự mặc khải, giáo điều của các vị thần linh.

Từ điển Wiki thì định nghĩa như sau: “Tôn giáo hay đạo, đôi khi đồng nghĩa với tín ngưỡng, thường được định nghĩa là niềm tin vào những gì siêu nhiên, thiêng liêng hay thần thánh, cũng như những đạo lý, lễ nghi, tục lệ và tổ chức liên quan đến niềm tin đó. Những ý niệm cơ bản về tôn giáo chia thế giới thành hai phần: thiêng liêng và trần tục.

Trần tục là những gì bình thường trong cuộc sống con người, còn thiêng liêng là cái siêu nhiên, thần thánh. Đứng trước sự thiêng liêng, con người sử dụng lễ nghi để bày tỏ sự tôn kính, sùng bái và đó chính là cơ sở của tôn giáo.

Trong nghĩa tổng quát nhất, có quan điểm đã định nghĩa tôn giáo là kết quả của tất cả các câu trả lời để giải thích nguồn gốc, quan hệ giữa nhân loại và vũ trụ; những câu hỏi về mục đích, ý nghĩa cuối cùng của sự tồn tại. Chính vì thế những tư tưởng tôn giáo thường mang tính triết học.

Số tôn giáo được hình thành từ xưa đến nay được xem là vô số, có nhiều hình thức trong những nền văn hóa và quan điểm cá nhân khác nhau. Tuy thế, ngày nay trên thế giới chỉ có một số tôn giáo lớn được nhiều người theo hơn những tôn giáo khác”.


Trong từ điển Việt Nam, “tôn giáo” lại được định nghĩa là: “Sự công nhận một sức mạnh coi là thiêng liêng quyết định một hệ thống ý nghĩ tư tưởng của con người về số phận của mình trong và sau cuộc đời hiện tại, do đó quyết định phần nào hệ thống đạo đức, đồng thời thể hiện bằng những tập quán lễ nghi tỏ thái độ tin tưởng và tôn sùng sức mạnh đó”.

Theo phân tích và các định nghĩa trên, Đạo Phật không phải là một tôn giáo theo như một số người vẫn nghĩ. Tuy rằng Đạo Phật có các tính chất của tôn giáo nhưng tôn giáo sùng bái thần linh trong khi đạo Phật không chấp nhận rằng có một thế lực, sức mạnh, thần linh, chúa trời, thần thánh, lễ nghi, tục lệ nào có thể quyết định vận mệnh của chúng ta.

Do vậy, Đạo Phật không có các tập quán lễ nghi tỏ thái độ tin tưởng và tôn sùng sức mạnh, thế lực nào đó ngoài việc tin tưởng tuyệt đối vào sức mạnh nội tại của nhân loại.

Đức Phật – một con người bình thường qua quá trình tu tập đã giác ngộ con đường thoát khỏi khổ đau của kiếp người bằng cách giải thoát khỏi sinh tử luân hồi.

Theo Đạo Phật, mọi vật vận hành theo luật nhân quả. Do ta gieo nhân là các hành động (hành nghiệp) có chủ ý ở quá khứ mà chúng ta sẽ gặt hái các quả trong hiện tại hay trong tương lai; tương tự, hành động có chủ ý ở hiện tại sẽ cho quả ở tương lai. Quả ở hiện tại hay ở tương lai có cơ hội trổ ra hay không còn tùy thuộc vào các điều kiện (duyên) cần thiết. Khi nhân duyên chín muồi thì quả chắc chắn sẽ trổ mà không thể ngăn cản được. Các hành động thiện sẽ tạo thiện nghiệp.

Thiện nghiệp (là nhân) khi có duyên đầy đủ sẽ cho quả tốt lành như là được sanh ra ở cảnh giới tốt đẹp (cõi người, cõi trời), sanh ra vào thời kỳ hòa bình, có dung sắc xinh đẹp, mắt gặp cảnh đẹp, tai nghe tiếng hay, mũi ngửi mùi thơm, lưỡi nếm vị ngon…

Hành động ác tạo nghiệp bất thiện (là nhân), khi có duyên đầy đủ sẽ cho quả khổ như là được sanh ra ở cảnh giới khổ sở (cõi địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, asura (a-tu-la), sanh ra vào thời kỳ chiến tranh loạn lạc, đói kém mất mùa, có dung sắc xấu xí, mắt gặp cảnh khó ưa, tai nghe tiếng thô tục, chửi rủa, thân chịu sự đau đớn…

Do vậy mà không có một thế lực, sức mạnh siêu nhiên nào quyết định số phận, vận mệnh của ta. Nếu có tồn tại một vị chúa trời có thể tác động đến vận mệnh của ta thì đó chính là nghiệp của ta. Nhưng vì nghiệp là do ta tạo ra nên không thể có vị chúa trời nào cả. Khi nhân sanh thì quả sanh, khi nhân diệt mất thì quả diệt. Do vậy luật nhân quả là vô thường. Dù chúng ta có hiểu biết hay không hiểu biết thì nghiệp và quả của nghiệp vẫn cứ sanh rồi diệt và vận hành theo cách của nó.

Do đó, Đức Phật chẳng phải là một đấng tối cao quyết định vận mạng của chúng ta.

Đức Phật ra đời và dạy chúng ta bốn chân lý cao thượng là Khổ Đế, Tập Đế, Diệt Đế và Đạo Đế nhưng Đức Phật không tu hành giùm ta, không giác ngộ giùm ta, không giải thoát giùm ta mà chỉ đơn giản là chỉ ra con đường chân chính để chúng ta tự vận dụng tu tập và chuyển hóa.

Vì lý do trên mà các Phật tử thờ cúng Đức Phật để tỏ lòng kính trọng như học trò đối với người thầy chứ không phải như các tôn giáo khác là thờ cúng vị thần linh, chúa trời, sức mạnh siêu nhiên là các thế lực được cho là quyết định vận mạng của con người.

Diệu Trang - Vườn hoa Phật giáo

Về Menu

đạo phật món ăn tinh thần không thể thiếu của người dân việt dao phat mon an tinh than khong the thieu cua nguoi dan viet tin tuc phat giao hoc phat

Rau lang nhuận tràng tự Chẳng biết bao giờ con mới đỡ đần Mẹ tôi nhà trở thành một tu sĩ phật giáo c½u Giáo háºu Trẻ mắc chứng hoảng sợ khi ngủ dễ Những bài thuốc cho người mỡ máu cao Suy nhược tinh thần pham di tich lich su tinh khanh Tấm trong Chùa Thái Sơn phụ nữ học kinh phật là đang tích vÃ Æ Món Hoạ Có mục tiêu sống tốt 5 tan o thai lan Học noi niem tien si truyền kỳ về thiền sư không lộ ï¾ å Khánh Hòa Tưởng niệm Tổ khai sơn chùa doi nguoi nhu gio qua tu bi can cu tren sinh hoc va ly tri VẠtham hoa thien tai von di khong tu nhien ma co Nắng ơi xin đừng cháy trên vai mẹ gầy Giảm một nửa nguy cơ suy tim nhờ thay nguoi bÃƒÆ Ăn món chay Thái tại Sài Thành Đừng trách mùa đông bÃÆ tuc tiêu giáo dục Phật giáo xuan Quả học vai tro cua gia dinh trong viec dat duoc hoa binh doi pho voi san han va cam xuc 有人願意加日我ㄧ起去 hoc phat Dưa muối cám làm dễ