Âm thầm có một bàn chân bước giữa cái nắng trưa đầy nóng cháy, khô ráp lẫn trai sạn, đang tiến về phía trước với biết bao ánh mắt ngấm nhìn của mọi người chung quanh
Dấu chân Khất sĩ

Âm thầm! có một bàn chân bước giữa cái nắng trưa đầy nóng cháy, khô ráp lẫn trai sạn, đang tiến về phía trước với biết bao ánh mắt ngấm nhìn của mọi người chung quanh.   Có người nghĩ thầm! tại sao phải tự hành xác mình như thế, và làm vậy để được gì? Nhưng cũng có người nhận ra được vị đó chính là du tăng Khất sĩ đang trì bình khất thực, giáo hóa độ đời, mà lật đật mua một ít thức ăn dâng lên cúng dường ngài.

Dù sao đi nữa, bước chân lặng lẽ ấy cũng âm thầm vững bước, cho dù thế sự có nghĩ sao, chê bai thế nào?. Thoang thoáng nghe được những câu nói vô hồn "Ông ấy! đang đi xin, hay ông ấy đang tự làm khổ mình" những chắc rằng không vì những câu nói đó, mà ngài lại trùng bước, in trên cát lại những dấu ấn đầu lưu luyến, như đó chính là câu trả lời vô ngôn, mà người đã để lại cho thế trần này.
  Có phải chăng? Người như một án mây hồng, đang lơ lững bay đi trên một bầy trời xanh biết, để lại cho đời một bóng mát, sự trở che, làm dịu đi cái nóng bức của trưa hè, nhưng rồi án mây kia lại vỡ tan và vụt mất. Đôi khi vị Khất sĩ ấy! đã phải đánh đổi và chấp nhận sự đớn đau của thế xác, giẫm đạp lên những gai góc của đời, cặn bã bùn nhơ mà người thế trần đã bỏ đi, để rồi sự khô ráp hay phải bằng máu của xác thịt.

Vì hạnh nguyện độ đời, cứu lấy những con người, còn đang mê mờ trong danh lợi, hay chơi vơi giữa cuộc đời vạn lối mà có biết nó là giã huyễn phù du như một án mây mù không chắc thật. Tại sao người ta lại vẫn mãi thờ ơ trong vô bờ ảo mộng, để cho bước chân người Khất sĩ vẫn lặng lẽ bước đi, chấp nhận đớn đau, để được thanh thoát tự đáy lòng, có chăng người đã thoát ra khỏi sự ràng buộc của thế nhân, để sống bằng tâm hồn của Bồ tát.
  Từng ngày trôi qua, cứ như thế! dấu chân kia lại càng khắc sâu hơn những nẻo đường đầy sỏi đá, nhưng lòng người sao còn quá tham sân, để không nhận chân được mà hồi đầu tỉnh thức. Quả thật, dù sao thì nét đẹp của một màu huỳnh y rực rỡ, một bình bát đất đen huyền, một con người khiêm cung vững bước, hay một dấu chân còn đậm chất lạc an thì đã phần nào khắc sâu vào tâm thức của những người qua lại.   Tháng ngày qua lặng lẽ trôi, dấu chân trước vẫn tiếp tục luôn phiên để tô đắp thêm cho những dấu chân sau, có rồi không sự trở về của nội tại, người đã hiểu, đã biết và đã chấp nhận làm một người viễn xứ nơi cõi hồng trần, đánh thức nhân tâm của những tâm hồn ô trược.

Để rồi thời gian đã phủ lên người một nét già nua, sự gầy mòn của thể xác, nhưng chắc rằng tâm hồn và hạnh nguyện độ đời vẫn không bao giờ phai diệt, bước chân tuy đã chậm hơn, run và đầy nặng trĩu, bởi sự bào mòn của quá khứ.
  Nhưng tại sao? Nó lại cứ mãi in hoài trên cát, không bao giờ phai nhạt, cho đến khi người đã trở về nơi mà người đã đến, sự tịnh lạc của chơn tâm và dừng nghỉ.   Thời gian qua rồi thì không bao giờ quay lại, dù con người ta cố nắm bắt và kéo giữ lại cho mình những kỉ niệm đẹp, nhưng người Khất sĩ thì vẫn mãi âm thầm trôi chảy theo sự tuần hoàn của tạo hóa, sống để hiến dâng và reo rắc hạnh nguyện cho thế trần, rồi lại trở về nơi tỉnh lặng, sự tịnh lạc của người đã sống.

Vậy xin cho nhưng dấu chân kia, mà người đã lưu lại cho đời, sẽ hóa thành những bông hoa tươi đẹp, toả ngát hương thơm, với vô vàng sắc thấm cuộc đời, thức tỉnh người trở về nơi tỉnh thức.

 
 

Về Menu

dấu chân khất sĩ dau chan khat si tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

弥陀寺巷 bÃn 唐安琪丝妍社 lể 築地本願寺 盆踊り 曹村村 พ ทธโธ ธรรมโม 借香问讯 是 Húy kỵ chư tôn đức tiền bối dung mang da dat o trong tam 上座部佛教經典 一念心性 是 Tịnh 蒋川鸣孔盈 市町村別寺院数順位 ก จกรรมทอดกฐ น cau be danh giay à tuong オンライン坐禅会で曹洞宗の教えを学ぶ 饿鬼 描写 la kapimala pháp như và âm nhạc 精霊供養 Món chay đãi người thân dịp cuối năm 仏壇 おしゃれ 飾り方 bí đỏ táo đen và đậu dinh dưỡng bỏ 陧盤 川井霊園 คนเก ยจคร าน 供灯的功德 福生市永代供養 仏壇 拝む 言い方 Có thể dự đoán tuổi tác thông 阿那律 一息十念 chua mat da 佛教教學 Miếng xào măng khô cho bữa cơm ngon ấm Dinh dưỡng từ nấm những thứ đừng bao giờ nuối tiếc Tạp Tôi may mắn duc do va tai nang trong hanh nguyen hoang đại giới đàn cam lộ và hành trình về 每年四月初八 飞来寺 ï¾ ï½½ thấy