Nếu thường xuyên mắc chứng khát nước mặc dù đã bổ sung lượng nước khá nhiều, hãy nghĩ đến bạn đã mắc một trong những chứng bệnh nguy hiểm.

Dấu hiệu bệnh khi thường xuyên khát nước

Nước trong cơ thể mất đi qua ba đường. Thứ nhất là qua thận, thứ hai là qua đường tiêu hóa và cuối cùng là qua da (người ta thường hay gọi là mất nước không nhận biết).
12301.jpg Nếu bị khát nhiều có thể đó là dấu hiệu bệnh - Ảnh minh họa
Nếu bị khát nhiều nhưng đi tiểu bình thường hoặc không nhiều thì mất nước là do hai nguyên nhân sau, chẳng hạn như do thời tiết nóng, do vận động nhiều hoặc đơn giản là do cơ địa của bạn bị mất nước qua da hơn những người khác; do tiêu chảy, do tình trạng nhiễm khuẩn đường tiết niệu; do đổ mồ hôi nhiều, mất máu nhiều, do bị bỏng…
 
Hay khát có thể chỉ là một dấu hiệu sinh lý đối với một số người có mức chuyển hóa cao làm cho hiện tượng mất nước không nhận biết nhiều hơn một số người khác. Các trường hợp mất nước nói trên khi được bổ sung nước thì sự cân bằng về nước trong cơ thể được xác lập, trạng thái khát nước cũng biến mất.

Tuy nhiên, nếu bạn thường xuyên mắc chứng khát nước mặc dù đã bổ sung lượng nước khá nhiều, hãy nghĩ đến bạn đã mắc một trong những chứng bệnh nguy hiểm.

Đó có thể là triệu chứng của tiểu đường, do đường trong máu tăng lên đột ngột kéo theo sự gia tăng nước tiểu thải ra ngoài.

Có trường hợp cơn khát dữ dội phát sinh khi bị chứng tâm thần phân liệt, khi tổn thương sọ não hoặc sau khi thực hiện các liệu pháp giải phẫu thần kinh. Trường hợp này, bệnh nhân có thể uống 10 - 20 lít nước mỗi ngày mà cơn khát vẫn không giảm. Nguyên nhân sự rối loạn này đến nay vẫn chưa được làm rõ.

Thừa hormon cũng là một nguyên nhân gây thường xuyên khát nước. Do rối loạn cân bằng hormon, một số tuyến nội tiết sẽ hoạt động quá mạnh. Nhiều khả năng bạn đã mắc bệnh cường tuyến giáp trạng.

Thận bị tổn thương cũng làm người bệnh luôn khát nước vì khả năng giữ nước của cơ quan này không còn.

Khát nước do dùng thuốc trị bệnh tăng huyết áp (clophelin là loại thuốc thông dụng để giảm huyết áp). Vì cảm giác khát nước do dùng clophelin, cơ thể sẽ phản ứng bằng cách tiểu tiện ít để tiết kiệm nguồn nước. Nếu kéo dài tình trạng này, người bệnh sẽ mắc thêm các bệnh khác về đường tiết niệu, thậm chí thận sẽ bị tổn thương nghiêm trọng.

Thường gặp ở phụ nữ là chứng khát nước mà không rõ nguyên nhân, làm bệnh nhân hay nổi nóng, dễ xung đột, thần kinh bị kích động (căng thẳng, mệt mỏi...).

Khi bị khát nước nhiều, nên đi khám chuyên khoa thận - tiết niệu, khám nội tiết, làm các xét nghiệm máu cần thiết để tìm đúng nguyên nhân gây khát. Đừng chủ quan, vì cơn khát kéo dài nhiều ngày dù đã uống đủ lượng nước cần thiết là dấu hiệu của một số bệnh nguy hiểm, nếu không được điều trị sớm và tích cực hậu quả sẽ khó lường.

Nếu bạn đã đi khám và không phát hiện được nguyên nhân thì ngoài việc cân bằng tâm lý, cố gắng không nghĩ đến cơn khát, bạn có thể áp dụng các phương pháp chống khô khát bằng cách cắt một lát chanh, quất mỏng ngậm trong miệng... 

 Th.sĩ Hà Tùng Thủy (Gia đình)


Về Menu

Dấu hiệu bệnh khi thường xuyên khát nước

ส มมาอาช วะ 佛頂尊勝陀羅尼 僧人食飯的東西 8 3 cua nhung vi bo tat giuacho doi nguyen Bun nhÃ ß chưa giả tráŸ äººç Ÿä ƒè Vận đạo phật nhan dien va chuyen hoa tam benh tính nhân bản của luật nhân quả nhung dieu phai nu can biet khi di chua Dễ chùa hưng ký Gương sen chữa tiểu đường rung đời và đạo là hai mặt của một สรนาาใสย สงขฝลล cuong luong tiep va phap hoa tam muoi 彿日 不說 Tái phạm Trẻ Điện trí tuệ chìa khoá mở ra tầm nhìn về mạt Luyện cuon 凡所有相皆是虛妄 若見諸相非相 thế giới sẽ thế nào khi bạn tắt máy 불교 경전 추천 證空性的方法 thã¹y nhà Là Thiền viện trên biển Nhân Tự vượt qua khủng hoảng tinh thần bạn có biết vÃƒÆ ban chat cua tinh đêm มหาชนกสอนเร อง quach tuan du chuan bi to chuc live show nhac phat