Nếu thường xuyên mắc chứng khát nước mặc dù đã bổ sung lượng nước khá nhiều, hãy nghĩ đến bạn đã mắc một trong những chứng bệnh nguy hiểm.

Dấu hiệu bệnh khi thường xuyên khát nước

Nước trong cơ thể mất đi qua ba đường. Thứ nhất là qua thận, thứ hai là qua đường tiêu hóa và cuối cùng là qua da (người ta thường hay gọi là mất nước không nhận biết).
12301.jpg Nếu bị khát nhiều có thể đó là dấu hiệu bệnh - Ảnh minh họa
Nếu bị khát nhiều nhưng đi tiểu bình thường hoặc không nhiều thì mất nước là do hai nguyên nhân sau, chẳng hạn như do thời tiết nóng, do vận động nhiều hoặc đơn giản là do cơ địa của bạn bị mất nước qua da hơn những người khác; do tiêu chảy, do tình trạng nhiễm khuẩn đường tiết niệu; do đổ mồ hôi nhiều, mất máu nhiều, do bị bỏng…
 
Hay khát có thể chỉ là một dấu hiệu sinh lý đối với một số người có mức chuyển hóa cao làm cho hiện tượng mất nước không nhận biết nhiều hơn một số người khác. Các trường hợp mất nước nói trên khi được bổ sung nước thì sự cân bằng về nước trong cơ thể được xác lập, trạng thái khát nước cũng biến mất.

Tuy nhiên, nếu bạn thường xuyên mắc chứng khát nước mặc dù đã bổ sung lượng nước khá nhiều, hãy nghĩ đến bạn đã mắc một trong những chứng bệnh nguy hiểm.

Đó có thể là triệu chứng của tiểu đường, do đường trong máu tăng lên đột ngột kéo theo sự gia tăng nước tiểu thải ra ngoài.

Có trường hợp cơn khát dữ dội phát sinh khi bị chứng tâm thần phân liệt, khi tổn thương sọ não hoặc sau khi thực hiện các liệu pháp giải phẫu thần kinh. Trường hợp này, bệnh nhân có thể uống 10 - 20 lít nước mỗi ngày mà cơn khát vẫn không giảm. Nguyên nhân sự rối loạn này đến nay vẫn chưa được làm rõ.

Thừa hormon cũng là một nguyên nhân gây thường xuyên khát nước. Do rối loạn cân bằng hormon, một số tuyến nội tiết sẽ hoạt động quá mạnh. Nhiều khả năng bạn đã mắc bệnh cường tuyến giáp trạng.

Thận bị tổn thương cũng làm người bệnh luôn khát nước vì khả năng giữ nước của cơ quan này không còn.

Khát nước do dùng thuốc trị bệnh tăng huyết áp (clophelin là loại thuốc thông dụng để giảm huyết áp). Vì cảm giác khát nước do dùng clophelin, cơ thể sẽ phản ứng bằng cách tiểu tiện ít để tiết kiệm nguồn nước. Nếu kéo dài tình trạng này, người bệnh sẽ mắc thêm các bệnh khác về đường tiết niệu, thậm chí thận sẽ bị tổn thương nghiêm trọng.

Thường gặp ở phụ nữ là chứng khát nước mà không rõ nguyên nhân, làm bệnh nhân hay nổi nóng, dễ xung đột, thần kinh bị kích động (căng thẳng, mệt mỏi...).

Khi bị khát nước nhiều, nên đi khám chuyên khoa thận - tiết niệu, khám nội tiết, làm các xét nghiệm máu cần thiết để tìm đúng nguyên nhân gây khát. Đừng chủ quan, vì cơn khát kéo dài nhiều ngày dù đã uống đủ lượng nước cần thiết là dấu hiệu của một số bệnh nguy hiểm, nếu không được điều trị sớm và tích cực hậu quả sẽ khó lường.

Nếu bạn đã đi khám và không phát hiện được nguyên nhân thì ngoài việc cân bằng tâm lý, cố gắng không nghĩ đến cơn khát, bạn có thể áp dụng các phương pháp chống khô khát bằng cách cắt một lát chanh, quất mỏng ngậm trong miệng... 

 Th.sĩ Hà Tùng Thủy (Gia đình)


Về Menu

Dấu hiệu bệnh khi thường xuyên khát nước

Phương cách ăn uống giúp huyết áp Gió có dặt dìu lời thủ thỉ 1 động tín Tiền Giang Tưởng niệm Thánh tổ Kiều Thấp thoáng lời kinh Canh đậu xanh củ sen mát người bổ the nao la thuong toa dấu Hoằng pháp là phải hướng dẫn Pháp 5 nguyên nhân gây tử vong ở trẻ 坐禅 Canh kiểm tinh khoi Bắp cải giảm béo chữa tiểu đường nhìn người lại nghĩ đến ta lịch sử phật giáo nam tông tại huế nẵng prop Tịnh và Thiền Hai hướng đi cùng một kieu tran nhu hạnh phúc đến từ đâu M chữa bệnh hiếm muộn theo quan điểm loi phat day ve thoi gian va nghiep bao Nguyễn 正信的佛教 Chua hanh huong NhÃƒÆ xin cung nhau bao ve truyen thong chan chinh 放下凡夫心 故事 nỗi đau của thực vật có hay không 南懷瑾 tu do khoi nhung suy tu lịch sử và ý nghĩa của chuông trống Trăng 30 dieu khong nen tiep tuc lam voi ban than Lý giải bí mật chữa bệnh hóa hổ Nghiep đời người quan trọng là hai chữ vui che 世界悉檀 bai hoc quy gia tu loai chim Ç 五十三參鈔諦 每年四月初八 thảm họa thiên tai vốn dĩ không tự chuyện 10 năm ăn chay ở đó đây 阿那律 Þ