GNO - Đậu lăng có chung nguồn gốc với các cây họ đậu như đậu xanh, đậu Hà Lan, đậu đỏ, đậu đen...

	Đậu lăng: Thực phẩm cần thiết cho người ăn chay

Đậu lăng: Thực phẩm cần thiết cho người ăn chay

GNO - Đậu lăng có chung nguồn gốc với các cây họ đậu như đậu xanh, đậu Hà Lan, đậu đỏ, đậu đen, đậu  nành, đậu phộng… Đậu lăng có khá nhiều màu như vàng, cam, đỏ, xanh và màu nâu. Do đây là loại hạt nhập khẩu nên các sản phẩm đậu lăng thường được sấy khô và đóng hộp.

dau lang 1.jpg
Đậu lăng

Đậu lăng khá phổ biến ở Ấn Độ, các nước Trung Đông và gần đây các nước phương Tây cũng dùng loại đậu này khá nhiều trong bữa ăn. Ngoài các giá trị dinh dưỡng, đậu lăng còn có nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe tim mạch, tiêu hóa.

Sau đây là 7 lợi ích lớn của đậu lăng đối với sức khỏe cho người ăn kiêng và ăn chay:

1 - Đậu lăng tốt cho tim mạch

Nhiều nghiên cứu khẳng định rằng hấp thụ các loại thực phẩm giàu chất xơ như đậu lăng sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Đây là lý do quan trọng để thêm đậu lăng vào chế độ dinh dưỡng mỗi ngày.

Đậu lăng giàu magnesium và folate, hai dưỡng chất quan trọng và cần thiết cho sức khỏe tim mạch. Magnesium giúp máu, dưỡng chất và oxy lưu thông tốt hơn trong cơ thể. Còn folate sẽ giúp làm giảm lượng homocysteine, nhân tố gây ra bệnh tim mạch. Thiếu magnesium cũng là nguyên nhân trực tiếp làm tăng nguy cơ mắc tim mạch.

2 - Đậu lăng giàu protein

Thực tế, trong các loại hạt và các cây họ đậu, đậu lăng đứng thứ ba về hàm lượng protein cần thiết cho cơ thể. Đậu lăng cung cấp 26% calories là protein.

Vì vậy, đậu lăng là nguồn cung cấp protein quan trọng cho người ăn kiêng và ăn chay thay cho thịt cá và thực phẩm khác có nguồn gốc từ động vật.

3 - Đậu lăng giúp giảm cholesterol

Vì đậu lăng có chứa chất xơ hòa tan nên giúp hạ giảm lượng cholesterol trong máu, làm cho các động mạch sạch nhẵn. Giảm cholesterol trong máu đồng nghĩa với giảm nguy cơ đột quỵ và các bệnh tim mạch khác.

4 - Đậu lăng giúp giảm cân

Mặc dù đậu lăng có chứa nhiều chất dinh dưỡng như protein, chất xơ, các khoáng chất và vitamin nhưng lại chứa hàm lượng calories thấp và không có chất béo. Một cốc đậu lăng nấu chứa khoảng 230 calories. Tuy nhiên, đậu lăng sẽ mang lại cảm giác no lâu cho bạn.

dau lang.jpg
Một món ăn chế biến từ đậu lăng

5 - Đậu lăng giúp ổn định đường huyết

Chất xơ hòa tan có trong đậu lăng cản trở hấp thụ carbohydrate, làm chậm quá trình tiêu hóa và hấp thụ, giúp ổn định đường huyết. Đậu lăng tốt và cần thiết cho người mắc chứng hạ đường huyết, tiểu đường và đề kháng insulin.

6 - Đậu lăng cải thiện sức khỏe tiêu hóa

Đậu lăng còn chứa chất xơ không hòa tan, giúp ngăn ngừa chứng táo bón và các vấn đề về tiêu hóa khác như các bệnh lý về viêm ruột thừa và bài tiết.

7 - Đậu lăng cung cấp năng lượng cho cơ thể

Nhờ có chứa nhiều chất xơ và carbohydrate phức hợp, đậu lăng làm giàu năng lượng cho cơ thể. Ngoài ra, đậu lăng còn giàu chất sắt, giúp lưu chuyển oxy đến các cơ quan trong cơ thể, cần thiết cho quá trình trao đổi chất và sản sinh năng lượng. Thay vì dùng cà phê hay đồ ăn vặt, hãy ăn đậu lăng.  

Trần Trọng Hiếu
(Theo The Womanitely)


Về Menu

Đậu lăng: Thực phẩm cần thiết cho người ăn chay

佛教 临终关怀 đạo hiếu và duy trì lẽ sống hằng CÒn Sài Gòn mùa ngóng gió Đức tin Tam bảo nơi an trú tâm linh 即刻往生西方 tÃƒÆ bÃƒÆ phật giáo 寺院数 愛媛県 tinh than doanh nhan the ky Kinh A Di hoãƒæ vườn may rủi đất mẹ yêu thương Su van hanh 康 惡 Tránh những bệnh khi trời nắng tham thiền không có nghĩa là phải ngồi bình thản với sinh tử chùa thiên mụ suy nghi ve doan hoi thoai cua nguoi am voi con Về chuong vi cac tong phai phat giao trung hoa cac ban tre thoi nay nhin cuoc doi nhu the nao tại sao có sự sống chết nối tiếp dạy con từng lứa tuổi theo quan điểm Cảm ï½ độ PHÁP HÒA cách ngồi thiền và quán niệm hơi thở luoc su phat giao trung quoc chương ii Phương tiện vào cửa tham thiền gßi 山風蠱 高島 Bồ tát giữa Sài Gòn 佛教的出世入世 Chấp tay nguyện cầu đức Phật đản chuong vi Õ Chùa Quán Thế Âm tưởng niệm Bồ tát hòa thượng thích thế long 1909 5 thói quen có hại cho sức khỏe người Đổ mồ hôi nhiều là biểu hiện của Mẹo nhỏ giúp lưu thông máu nhưng Phật giáo Mùi hương nếp