Nhiều người mắc bệnh đau thắt lưng, thoát vị đĩa đệm... do ngồi, đứng, nằm... không đúng tư thế.

Đau lưng do sai tư thế

Nhiều người mắc bệnh đau thắt lưng, thoát vị đĩa đệm... do ngồi, đứng, nằm... không đúng tư thế.

Khi khuân vật nặng cần chỉnh lưng thẳng, sau đó từ từ nhấc vật nặng lên - Ảnh: N.C.T.

Một buổi sáng thức dậy bỗng dưng thấy đau vùng thắt lưng dù tối hôm trước vẫn bình thường. Đây là dấu hiệu phổ biến mà nhiều bệnh nhân hay than phiền, thắc mắc với bác sĩ khi triệu chứng đau vùng thắt lưng bất ngờ xuất hiện.

Lưu ý đứng khom, ngồi xổm, nằm cong

Bác sĩ Hồ Thị Đoan Trinh cho biết bất kỳ động tác nào cũng có một chuỗi điều khiển hoạt động. Với vận động viên, trước khi thi đấu phải có thời gian chuẩn bị hoặc khởi động. Thời gian chuẩn bị này giúp trung khu thần kinh từ não điều khiển hết tất cả cơ quan bộ phận như hô hấp, tuần hoàn, những phụ thể của cơ xương khớp đó. Còn khi chưa chuẩn bị, làm đột ngột một động tác nào đó thì cơ thể sẽ phản ứng, tự bảo vệ bằng cách co lại. Chính sự co này sẽ phóng ra một số hóa chất trung gian gây đau. Do vậy, không nên làm bất kỳ động tác nào một cách quá đột ngột.

Với trường hợp đau thắt lưng, bác sĩ Hồ Thị Đoan Trinh - trưởng khoa điều trị đau, Bệnh viện Cấp cứu Trưng Vương (TP.HCM) - kết luận chính tư thế nằm ngủ cong lưng gây ra triệu chứng đau này.

Cũng với triệu chứng đau vùng thắt lưng, nhiều nhân viên văn phòng, phụ nữ nội trợ đã tìm đến khoa điều trị đau - Bệnh viện Cấp cứu Trưng Vương để tìm nguyên nhân. Theo bác sĩ Trinh, chính tư thế không đúng khi làm những công việc hằng ngày như: đứng khom người rửa bát, khom lưng lau nhà, thái thịt...đã gây chứng đau thắt lưng âm ỉ, kéo dài.

Một tư thế gây nhiều bệnh nhưng rất nhiều người mắc phải là ngồi xổm. Tư thế này luôn làm lưng cong, gập gối quá mức, tăng áp lực ổ bụng có thể gây bệnh đau thắt lưng, thoái hóa khớp gối, thậm chí khi tăng áp lực ổ bụng lâu ngày có thể là nguy cơ gây bệnh trĩ.

Tránh những động tác đột ngột

Theo bác sĩ Đoan Trinh, làm những động tác mạnh như khiêng nặng, với cao, xoay người, ngồi dậy... đột ngột đều là nguyên nhân làm giãn dây chằng cột sống, trượt đốt sống, gây đau thắt lưng và có thể nặng hơn là thoát vị đĩa đệm. Một số động tác mạnh, đột ngột thường gặp là khom người dùng hết sức để khiêng một vật nặng mà đúng ra trước khi khiêng phải ngồi thấp xuống, chỉnh cho lưng thẳng, sau đó mới từ từ nhấc vật nặng lên. Không chỉ khiêng vật nặng mà với cao quá tầm như thắp nhang cũng có thể bị đau lưng. Nên kê một chiếc ghế đủ tầm cao để không phải với.

Một tư thế sai nữa rất thường gặp trong sinh hoạt hằng ngày là mặc quần trong tư thế khom người đột ngột và với quá mức để kéo quần lên. Tư thế này khiến cột sống bị cong đột ngột, gây đau lưng.

Ở không ít người lại xuất hiện triệu chứng đau lưng sau khi đẩy chân chống đứng dựng xe máy hoặc nhấc phía sau xe để chỉnh hướng xe theo ý... Theo bác sĩ Đoan Trinh, hạn chế làm những động tác này vì chiếc xe máy nhẹ nhất cũng nặng khoảng 70kg. Bắt cơ thể đột ngột nhấc một trọng lượng nặng như vậy dễ gây đau thắt lưng, thậm chí thoát vị đĩa đệm.

Luôn giữ lưng thẳng

Bác sĩ Nguyễn Ảnh Đạt - phó khoa điều trị đau, Bệnh viện Cấp cứu Trưng Vương - nhấn mạnh cho dù làm bất cứ động tác gì cũng cần giữ lưng thẳng và không được với quá tầm.

Có những người chỉ để tư thế sai một lần đã gây đau, nhưng có người làm nhiều lần mới đủ tích tụ gây đau. Ban đầu phản ứng đau chỉ là phản ứng tự vệ, báo động cho người bị đau biết không được làm một việc gì đột ngột.

Tuy nhiên, nếu không quan tâm, chỉnh sửa tư thế sai mà tiếp tục làm những động tác này thì triệu chứng đau sẽ thường xuyên lặp lại, gây ra bệnh lý. Tùy vào vị trí tổn thương trong cơ thể sẽ xuất hiện triệu chứng đau ở vị trí đó. Ví dụ như tổn thương ở cơ sẽ gây đau cơ, tổn thương dây chằng sẽ gây giãn dây chằng, trượt đốt sống gây đau cột sống...

Khi có dấu hiệu đau, bác sĩ Ảnh Đạt khuyên người bệnh nên tự điều chỉnh những tư thế sai của mình, nếu thấy hết đau thì không cần đến bệnh viện.

Ngược lại, dù người bệnh đã chỉnh tư thế nhưng vẫn không hết đau, cần đến bệnh viện để tìm nguyên nhân vì triệu chứng đau này có thể do nguyên nhân khác gây nên hoặc đã trở thành đau mãn tính. Bệnh nhân bị đau mãn tính sẽ không thể điều trị dứt điểm, các bác sĩ chỉ có thể giúp bệnh nhân hạn chế đau ở mức tối đa mà không chịu tác dụng phụ của thuốc.

Thùy Dương (Tuổi Trẻ)


Về Menu

Đau lưng do sai tư thế

氣和 機十心 淨界法師書籍 不空羂索心咒梵文 Trái tim bất tử Kỳ cuối Bí mật trái Ăn uống như thế nào để kéo dài tuổi ト妥 muoi dieu trong yeu cua su tu hanh å Chuyện 10 năm ăn chay ở đó đây BÃ 怎么面对自己曾经犯下的错误 hẠnh cây mù u 佛教的出世入世 지장보살본원경 원문 A Nước tăng lực có thể gây ngộ độc 白骨观全文 nhiệt độ trái đất gia tăngbăng tan ở ngó 佛頂尊勝陀羅尼 心累的时候 换个角度看世界 thien phat giao CHÙA tuổi trẻ và nhân duyên cửa phật 加持是什么意思 di tim muc dich cua cuoc doi 出家人戒律 Tin nhắn của mẹ thiền Thức ăn vặt có thể gây hại cho 般若心経 読み方 区切り 萬分感謝師父 阿彌陀佛 梵僧又说 我们五人中 唐朝的慧能大师 æ ä½ å 無分別智 Bồ Đau mãn tính sau sinh dẫn đến nguy cơ Đóa Công dụng tuyệt vời của mật ong 楞嚴經全文 ï¾ ï¼ 散杖 因无所住而生其心 テ nằm thi Chơn thành tay mình nắm quên mình lo 鼎卦