Đầu năm du ngoạn nơi có tượng Phật lớn nhất Đông Nam Á
Đầu năm du ngoạn nơi có tượng Phật lớn nhất Đông Nam Á

Tại thị trấn Thuận Nam, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận, có một ngọn núi luôn nổi bật trên nền trời xanh ngắt, giữa những vườn thanh long sai trĩu quả, đó là núi Tà Cú - một địa danh gắn liền với di tích lịch sử văn hóa chùa Linh Sơn Trường Thọ và tư

Tại thị trấn Thuận Nam, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận, có một ngọn núi luôn nổi bật trên nền trời xanh ngắt, giữa những vườn thanh long sai trĩu quả, đó là núi Tà Cú - một địa danh gắn liền với di tích lịch sử văn hóa chùa Linh Sơn Trường Thọ và tượng Phật Thích Ca nhập niết bàn lớn nhất Ðông Nam Á.

Khu du lịch núi Tà Cú lâu nay vốn là nơi có khí hậu lý tưởng, rất thuận lợi cho việc nghỉ dưỡng với tổng diện tích hơn 250.000m2, bao gồm cả rừng, núi và biển trong quần thể sinh thái phong phú, đa dạng.

Từ năm 2003 đến nay, núi Tà Cú còn nổi tiếng với hệ thống cáp treo, giúp du khách có thể vừa ngắm cảnh một vùng đồng bằng cực Nam Trung Bộ vừa tận hưởng không khí trong lành của vùng rừng nguyên sinh ngay bên dưới.



Cả tuyến cáp treo có 25-35 cabin, đóng mở tự động, mỗi cabin chở được sáu người, di chuyển trên đường cáp dài 1.600m và cao 500m. Công suất tải khách lên xuống trong vòng 1 giờ có thể lên đến 1.000 lượt khách, chỉ mất từ 7-10 phút để đến ga trên.

Từ cổng khu du lịch, xe điện chở thẳng du khách đến trạm ga lên núi, cách đó khoảng vài trăm mét. Chọn cho mình và bạn đồng hành một cabin, du khách sẽ bắt đầu cuộc hành trình, bỏ lại phía sau không gian rộng lớn.

Phía dưới chân là những ngọn cây cổ thụ với dây leo mọc um tùm, hoang sơ, gợi cho du khách cảm giác thật thư thái, dễ chịu.

Đi lên cao nữa, trước mặt du khách sẽ là biển Hàm Thuận Nam, còn bên trái là ngọn hải đăng Kê Gà nổi tiếng, hơn 100 tuổi, bên những bãi đá tuyệt đẹp đang dập dềnh sóng vỗ.

Xuống trạm ga trên, không khí trở nên mát hẳn. Tiếp tục theo con đường mòn, rồi đi thêm hơn 100 bậc thang nữa, du khách ngỡ ngàng trước một tổng thể kiến trúc tượng Phật, tháp mộ, miếu thờ của di tích chùa Linh Sơn Trường Thọ nằm ngay trên đỉnh núi trong khi phía dưới và xung quanh, trời đất như đang ôm trọn lấy.


Cổng chùa Linh Sơn trên núi cao

Chùa Linh Sơn giữa cảnh núi non hùng vĩ


Đầu tiên là cảnh tịnh độ nhân gian với ba pho tượng Phật Di Đà, Quan Thế Âm và Đại Thế Chí, hiện là một trong bảy cấp của cảnh tịnh độ đạo tràng theo Quán kinh và Kinh Di Đà do sư trụ trì Thích Vĩnh Thọ phác thảo từ năm 1960.

Màu vôi trắng toát của các pho tượng giữa màu xanh cây rừng tạo nên cảnh hùng vĩ siêu nhiên.


Cảnh tịnh độ nhân gian với ba pho tượng Phật Di Đà, Quan Thế Âm và Đại Thế Chí


Tất cả được hình thành dựa theo thế núi nên chùa Trên, chùa Dưới đều quay mặt về hướng Đông Nam với đặc trưng kiến trúc chùa theo phái Bắc Tông, dù qua nhiều lần trùng tu nhưng vẫn giữ được nét riêng cổ kính, mái cong lợp ngói, lưỡng long chầu nguyệt đang nhuốm màu rêu phong.

Gặp buổi sớm, khi những đám sương mù còn bao phủ lẫn vào lớp đá hoa cương thì khung cảnh này rất dễ đưa du khách phiêu bồng, ngỡ đây là cõi mộng của trần gian.

Tuy vậy, công trình mang tính đồ sộ và độc đáo nhất vẫn là di tích “Song Lâm Thị Tịch” với pho tượng Phật Thích Ca nhập niết bàn lớn nhất Ðông Nam Á, dài 49m, cao 11m, trong tư thế nằm nghiêng, lưng tựa vào vách núi, gối đầu lên tay.



Tượng được khởi công xây dựng từ năm 1962 và gần bốn năm sau mới hoàn thành. Từ đó đến nay, hàng triệu lượt du khách, Phật tử đã hành hương về đây viếng thăm, thắp hương cầu Phật trong khung cảnh hùng vĩ, oai nghiêm trên đỉnh núi Tà Cú.

Không chỉ là thắng cảnh du lịch, núi Tà Cú còn được biết đến là Khu rừng bảo tồn thiên nhiên quốc gia, có thảm động, thực vật phong phú với hơn chục loài quý hiếm, có tên trong sách Đỏ của thế giới như thằn lằn đá Gekko takouensis sp. nov Ngô & Gamble, thằn lằn chân ngón Cyrtodactylus takouensis Ngô & Bauer, gà gô, diều núi, voọc bạc Trường Sơn, chà vá chân đen, các loại cây quý như Afzelia xylocarpa, Irvingia malayana và trên 150 loại cây thuốc.

Khu nhà hàng với dịch vụ du thuyền thiên nga mang đến cho du khách những giây phút thư giãn và thưởng thức món ngon của Bình Thuận.

Đến đây vào mỗi độ Xuân về, du khách thỏa thích ngắm hoa mai vàng, hoa vông đỏ nở thơm nức cả cánh rừng.

Đặc biệt, dòng nước suối trong vắt tuôn ra từ những tảng đá trên núi mát lạnh, có vị ngọt lịm, vốc một hụm nước đưa lên miệng thưởng thức, cứ ngỡ đang tận hưởng nguồn nước Cam lộ, vốn chỉ có trong truyền thuyết.


Theo: (Báo ảnh Việt Nam/Vietnam+)

Về Menu

Đầu năm du ngoạn nơi có tượng Phật lớn nhất Đông Nam Á

Phật giáo đổi mới cách nhìn để cuộc sống chương một pháp luận Quán chay Thiện Tâm nơi phục vụ chùa đại chiêu tây tạng 隨佛祖 Bạn tôi phụ nữ học kinh phật là đang tích Biểu hiện của da và các nguy cơ bệnh im lang cung la mot loai tri tue bì cuốn chay êm duy tri tam bao la lam cho dao phat di vao cuoc duy trì tam bảo là làm cho đạo phật đi 宗教法人解散認証申請 司法書士提出 vムCÃn 放下凡夫心 故事 Bài phú dạy con niệm Phật khÒ suy nghiem loi phat cay ruong đời sống là mong manh tâm biết lắng nghe hoa sen trong bun Hà thủ ô Thật giả lẫn lộn 正法眼藏 Ăn chay có thiếu máu Nỗi niềm về mẹ an tâm với bình đẳng thập thiện chua chau quang chùa chiền viện chùa chúc thánh chua chuc thanh tự tánh quan âm tu tanh quan am 1 tự tánh quan âm 1 bên đời mưa nắng Mệt rồi ư hiểu thêm về con đường chánh niệm hieu them ve con duong chanh niem thong qua muoi 乃父之風 ha y Thở và Thiền vấn đề đức tin trong đạo phật ai thẩm định LÃÅ Thanh long và 9 công dụng tuyệt vời Phật bên trong cổng chùa