GNO - Có nên ăn đậu nành hay không? - Đó là câu hỏi mà nhiều phụ nữ Hoa Kỳ đang đặt ra.

Đậu nành có thật sự giúp ngăn ngừa ung thư vú?

GNO - Có nên ăn đậu nành hay không? - Đó là câu hỏi mà nhiều phụ nữ Hoa Kỳ đang đặt ra. Đậu hũ, tương miso và các thực phẩm làm từ đậu nành khác là những thực phẩm giàu protein nhưng lại chứa ít năng lượng và chất béo bão hòa. Và các nghiên cứu gần đây cho thấy đậu nành có khả năng giúp phòng chống ung thư.

Dù nhiều bác sĩ khuyên rằng phụ nữ có nguy cơ cao với dạng ung thư vú ER phổ biến (loại ung thư vú có các tế bào ung thư đáp ứng với estrogen, estrogen-receptor-positive breast cancer) nên tránh ăn các thực phẩm làm từ đậu nành vì các thực phẩm này có hàm lượng hợp chất isoflavone. Một số nghiên cứu gợi ý rằng isoflavone có tác động như estrogen và khuyến khích sự phát triển của các khối u.

dau-nanh.jpg
Các nghiên cứu gần đây cho thấy đậu nành có khả năng giúp phòng chống ung thư

Một nghiên cứu trên vật thử được tiến hành bởi các chuyên gia Trung tâm Ung thư vú Georgetown Lombardi ở Washington D.C. đã giúp hiểu biết rõ hơn về khả năng ngăn ngừa ung thư cũng như làm cho ung thư phát triển lan rộng của đậu nành.

Các chuyên gia quan sát thấy vật thử được cho hấp thu isoflavone đậu nành, đặc biệt là loại isoflavone có tên là genistein - có thể giúp cải thiện khả năng đề kháng chống lại ung thư. Nhưng các vật thử không được cho hấp thu isoflavone cho đến khi phát triển ung thư vú thì không có phản hồi đề kháng giống như vậy để tiêu diệt tế bào ung thư. Thay vào đó, các vật thử có tỉ lệ phát triển ung thư cao và tỉ lệ tái phát triển khối u cao hơn sau khi đã tiến hành loại bỏ các khối u.

Nghiên cứu giải thích tại sao phụ nữ châu Á có xu hướng ăn nhiều các thực phẩm làm từ đậu nành trong chế độ ăn có tỉ lệ ung thư vú thấp hơn 5 lần so với phụ nữ ở Hoa Kỳ, theo các chuyên gia. Nghiên cứu này được phát hành đầu tháng 2 qua trên Tạp chí Nghiên cứu Ung thư Lâm sàng.

Hơn 200.000 phụ nữ Hoa Kỳ được chẩn đoán mắc ung thư vú mỗi năm và đa số là loại ung thư vú ER, thông tin từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng chống Bệnh tật Hoa Kỳ. Một trong những loại thuốc phổ biến nhất để chống lại loại ung thư này là tamoxifen, có tác dụng làm giảm khả năng của estrogen - tác nhân làm ung thư phát triển.

Các chuyên gia cũng phát hiện rằng, các vật thử được nuôi với genistein chỉ có 7% nguy cơ tái xuất hiện các khối u vú sau khi điều trị bằng tamoxifen còn nguy cơ với các vật thử không có genistein trong chế độ ăn có đến 33% nguy cơ tái phát triển khối u.

Bên cạnh đó, genistein có thể xuất hiện như là estrogen, góp phần làm phát triển ung thư - tác nhân làm giảm khả năng chống lại ung thư. Nói cách khác, sự trái ngược này có lẽ liên quan đến yếu tố thời gian. Có thể việc hấp thu đậu nành chỉ có tác dụng bảo vệ trước khi ung thư phát triển mà thôi.

Dù nghiên cứu này được tiến hành trên vật thử nhưng kết quả này cũng quan trọng với các bác sĩ và bệnh nhân.

Trần Trọng Hiếu
(theo Live Science)


Về Menu

Đậu nành có thật sự giúp ngăn ngừa ung thư vú?

사념처 正智舍方便 正法眼藏 tinh ban chan that la Sách Lược sử 13 vị Tổ Tịnh Độ Tông niềm tin tôn giáo trong đời sống tâm thiền là gì và chúng ta tọa thiền như Chùa Hoằng Pháp tổ chức lễ húy kỵ Hà Nội Lễ tưởng niệm 18 năm Đệ bon phan cua nguoi xuat gia chuong i phat giao thoi hung vuong tính dia nguc co that hay khong 43 cong an cua tran thai tong thangka hoa pham dac dung cua phat giao kim cang vài nét suy ngẫm về đào tạo tăng bức thư nổi tiếng của tổng thống nam Chén cơm đầy của Me hòa thượng thích huệ chiếu 1895 佛说如幻三昧经 Trẻ kén ăn có nguy cơ bất ổn tinh lể hội esala pehera rước xá lợi răng lich Có nên bảo quản cà chua trong tủ lạnh tầm cúc Chị cũng như sen Hòa thượng Quảng Đức biểu tượng Mùa Vu Lan tri những vấn đề cần suy nghĩ Bí quyết giảm nguy cơ đột quỵ lần đức pháp vương hãy chuyển hóa oán PhÃƒÆ Con nhớ những xuân trước Khai mạc Hội chợ ẩm thực chay lần si mà ra quan sông hãy bỏ bè thiền vipassana một nghệ thuật sống an may cua phat 3 thiên 02 vo thuong Bất ngờ trời đổ mưa thiền sư ajahn chah tâm thái 淨空法師 李木源 著書 hay dep ngay tu tam minh Tổ đình Thiên Ấn tổ chức lễ húy