Chớm hè, tôi nhớ quá ngày chia tay dưới mái trường cấp III đầy những kỷ niệm. Nắng sân trường hôm ấy hình như cũng có chút buồn nên phả vào không khí cái oi nồng, bứt rứt.

Dấu yêu…

Những dấu yêu tuổi học trò là kỷ niệm đẹp trong mỗi chúng ta - Ảnh: Chí Quốc

Mùa hè là mùa chia tay, đã mặc định điều ấy nhưng lòng vẫn thoáng bâng khuâng. Làm sao không buồn dù biết “cuộc vui nào cũng tàn”. Học trò chia tay càng buồn - vì là học trò nên hay mơ mộng, chưa kịp chuẩn bị cho viễn cảnh chia tay thì đã đến lúc… chia tay. Và vì là học trò nên hồn nhiên, khoảnh khắc hồn nhiên trong đời người đâu được mấy hồi! Sau khoảnh khắc ấy đương nhiên sẽ đến lúc phải lao chen mệt nhọc với bằng cấp, công việc, thăng tiến cùng bao thứ khác…

Tiếng trống trường ngày chia tay một hồi dài được thầy hiệu trưởng đánh, rồi thầy gác dùi trống, hẹn ba tháng sau trống trường mới có cơ hội để điểm. Trong ngày tổng kết, cả lớp họp mặt cuối năm, bịn rịn, hỏi nhau và nhắn nhủ: “Xa trường thật rồi. Nhớ. Biết bao giờ gặp lại?”.

Có tiếng thút thít khẽ của một thành viên nữ nhạy cảm làm cả lớp chùng lại trong giây lát. Cô chủ nhiệm im lặng rồi từ tốn: “Chia tay là bước ngoặt cho ngày gặp lại, hứa hẹn sum vầy ở tương lai, các em quên điều ấy à?”. Ngập ngừng gật đầu rồi chìa chiếc áo trắng học trò cho từng bạn trong lớp ký tên và ghi những lời chúc. “Tao là Tuấn, mày thành công trong kỳ thi sắp đến nhé”, “Còn mình là Lan, lớp trưởng dễ thương, ráng thi tốt nhé…”. 45 thành viên là 45 chữ ký cùng những lời chúc, gói ghém trong đó biết bao nhiêu tình cảm!

Lớp phó văn thể mỹ bắt lời bài hát Tạm biệt: Giờ chia tay đã đến, bạn ơi, mới đây thôi ta còn với nhau. Giờ chia tay đã đến, bạn ơi, mới hôm qua ta cùng với nhau… Thêm một lần ngân ngấn nước mắt khi bài hát dứt bằng câu cuối: Và xin chúc mãi mãi luôn thành công, luôn yêu đời trên đường sắp đi, luôn bình an…

Ngày cuối của đời học trò, cả lớp, có cô chủ nhiệm và một vài thầy cô dạy bộ môn được lớp mời đi dự liên hoan. Tiền quỹ lớp còn lại sau một năm đóng góp cộng với tiền gom từ “lòng hảo tâm” của học trò (tùy hỉ) đủ để cả lớp được một chầu chè ở quán quen gần trường.

Những hôm trời nắng chang chang, đến lớp sớm là cả đám “nhất quỷ nhì ma” ghé vào “quậy tưng”: “Dì ơi, cho con ly chè, để con giải khát”. Điểm mặt từng đứa, dì chủ quán chè biết đứa nào thích sirô, đứa nào ăn chè đậu xanh… Món nào cũng ngon. Dì chủ quán vì vậy cũng bịn rịn: “Hè rồi, dì cũng “giải nghệ” ba tháng. Sang năm mới lại bán. Nhưng dì không còn gặp tụi bay nữa rồi…”.

Có đứa nói: “Hết học rồi con cũng nhớ dì lắm”. Dì bán chè này đã trở nên thân thiết với học trò của trường, cũng đón và tiễn không biết bao lớp học trò trong suốt 10 năm mở quán bán chè trước cổng trường này!

Ôi, vậy là những ký ức ấy đã trôi qua bảy mùa hè nhưng đến hè là lại cuồn cuộn chạy về. Nhớ lắm, thương lắm. Tạm gọi những ký ức ấy bằng hai từ “dấu yêu” để biểu đạt. Chào mùa hè, chào những dấu yêu…

Khôi (TTO)


Về Menu

Dấu yêu…

墓地の選び方 如闻天人 ทาตอะไรเป นองค イイハナのお盆にぴったりの盆提灯 Tình yêu phổ quát của nhân loại Cà chua 浄土宗のお守り お守りグッズ nå ç あんぴくんとは vào chùa là đi tìm cái tâm trong sạch äºŒä ƒæ 净土五经是哪五经 พระอ ญญาโกณฑ ญญะ 己が身にひき比べて phat chi 3 nghiep bao khien hon nhan tan vo can vì sao gọi là đại thừa và tiểu thừa 43 cong an cua tran thai 1934 テス 経å 净地不是问了问了一看 お墓参り 30 tăng xán Thưởng thức món chay đầu tháng 荐拔功德殊胜行 chua Phương chúng å オンライン坐禅会 lua An nhiên giữa vùng xung đột こころといのちの相談 浄土宗 y ö toa nhu lai lay tam thien ha lam tam cua minh おりん 木魚のお取り寄せ 和尚为何多高寿 phương pháp trị giãn tĩnh mạch 佛教标志和纳粹的区别 chìa 大乘教 Hương vị cơm chùa Cây hoa gạo ngôi tháp cổ và Thầy いいお墓 金沢八景 樹木葬墓地 陈光别居士 Trà sen đất Việt tình thương và giáo dưỡng của trụ trì 繰り出し位牌 おしゃれ