Chớm hè, tôi nhớ quá ngày chia tay dưới mái trường cấp III đầy những kỷ niệm. Nắng sân trường hôm ấy hình như cũng có chút buồn nên phả vào không khí cái oi nồng, bứt rứt.

Dấu yêu…

Những dấu yêu tuổi học trò là kỷ niệm đẹp trong mỗi chúng ta - Ảnh: Chí Quốc

Mùa hè là mùa chia tay, đã mặc định điều ấy nhưng lòng vẫn thoáng bâng khuâng. Làm sao không buồn dù biết “cuộc vui nào cũng tàn”. Học trò chia tay càng buồn - vì là học trò nên hay mơ mộng, chưa kịp chuẩn bị cho viễn cảnh chia tay thì đã đến lúc… chia tay. Và vì là học trò nên hồn nhiên, khoảnh khắc hồn nhiên trong đời người đâu được mấy hồi! Sau khoảnh khắc ấy đương nhiên sẽ đến lúc phải lao chen mệt nhọc với bằng cấp, công việc, thăng tiến cùng bao thứ khác…

Tiếng trống trường ngày chia tay một hồi dài được thầy hiệu trưởng đánh, rồi thầy gác dùi trống, hẹn ba tháng sau trống trường mới có cơ hội để điểm. Trong ngày tổng kết, cả lớp họp mặt cuối năm, bịn rịn, hỏi nhau và nhắn nhủ: “Xa trường thật rồi. Nhớ. Biết bao giờ gặp lại?”.

Có tiếng thút thít khẽ của một thành viên nữ nhạy cảm làm cả lớp chùng lại trong giây lát. Cô chủ nhiệm im lặng rồi từ tốn: “Chia tay là bước ngoặt cho ngày gặp lại, hứa hẹn sum vầy ở tương lai, các em quên điều ấy à?”. Ngập ngừng gật đầu rồi chìa chiếc áo trắng học trò cho từng bạn trong lớp ký tên và ghi những lời chúc. “Tao là Tuấn, mày thành công trong kỳ thi sắp đến nhé”, “Còn mình là Lan, lớp trưởng dễ thương, ráng thi tốt nhé…”. 45 thành viên là 45 chữ ký cùng những lời chúc, gói ghém trong đó biết bao nhiêu tình cảm!

Lớp phó văn thể mỹ bắt lời bài hát Tạm biệt: Giờ chia tay đã đến, bạn ơi, mới đây thôi ta còn với nhau. Giờ chia tay đã đến, bạn ơi, mới hôm qua ta cùng với nhau… Thêm một lần ngân ngấn nước mắt khi bài hát dứt bằng câu cuối: Và xin chúc mãi mãi luôn thành công, luôn yêu đời trên đường sắp đi, luôn bình an…

Ngày cuối của đời học trò, cả lớp, có cô chủ nhiệm và một vài thầy cô dạy bộ môn được lớp mời đi dự liên hoan. Tiền quỹ lớp còn lại sau một năm đóng góp cộng với tiền gom từ “lòng hảo tâm” của học trò (tùy hỉ) đủ để cả lớp được một chầu chè ở quán quen gần trường.

Những hôm trời nắng chang chang, đến lớp sớm là cả đám “nhất quỷ nhì ma” ghé vào “quậy tưng”: “Dì ơi, cho con ly chè, để con giải khát”. Điểm mặt từng đứa, dì chủ quán chè biết đứa nào thích sirô, đứa nào ăn chè đậu xanh… Món nào cũng ngon. Dì chủ quán vì vậy cũng bịn rịn: “Hè rồi, dì cũng “giải nghệ” ba tháng. Sang năm mới lại bán. Nhưng dì không còn gặp tụi bay nữa rồi…”.

Có đứa nói: “Hết học rồi con cũng nhớ dì lắm”. Dì bán chè này đã trở nên thân thiết với học trò của trường, cũng đón và tiễn không biết bao lớp học trò trong suốt 10 năm mở quán bán chè trước cổng trường này!

Ôi, vậy là những ký ức ấy đã trôi qua bảy mùa hè nhưng đến hè là lại cuồn cuộn chạy về. Nhớ lắm, thương lắm. Tạm gọi những ký ức ấy bằng hai từ “dấu yêu” để biểu đạt. Chào mùa hè, chào những dấu yêu…

Khôi (TTO)


Về Menu

Dấu yêu…

Mẹ Tóm 新西兰台湾佛寺 法鼓山電子經書 會員登入 muoi chua dich long phat thuyet ve cong hanh nguoi xuat gia hãy tự thắp đuốc lên mà đi Vị Bồ tát mang dép ngược ngài đã sống một đời như thế Tâmtạo ra tất cả 虹の橋 tỉnh ma la de gap chinh Tình yêu Ðạo đức y sinh từ một quan điểm tung giïa ngÒ tinh xa ngoc ninh 上巽下震 trên ngọn tình sầu 法要 回忌 早見表作成 day tre biet cho di 11 điều cần lưu ý khi tập thiền Lễ 佛教中华文化 gieo nghiệp sát sanh quả báo sẽ nghèo Cơm chay lá sen chuyen hoa nghiep thuc thiền sư trạng nguyên lừng danh việt nam Thá Ÿ nan ananda dung loi hen voi thoi gian 华藏法门 kỷ 寺院 ni trưởng thích nữ diệu không trong phong 20 điều lớn nhấtcần tu dưỡng trong Tịnh Thuốc chống trầm cảm làm tăng nguy cơ å Thăm chùa Tiêu nhớ thiền sư Vạn Hạnh hanh phuc la het kho dau làm giàu như thế nào để không mất bai tho khong de cho mot chu tieu 墓石のお手入れ方法 phật giáo loi phat day ve tri tue con nguoi