Cho đi không có nghĩa là mất mát mà chỉ càng làm đầy thêm đời sống tinh thần của trẻ Để lớn lên trẻ trở thành người sống có tình thương, lòng nhân hậu Biết san sẻ không chỉ là miếng cơm manh áo mà cả những khó khăn người khác đang gặp phải Dạy trẻ biết
Dạy trẻ biết cho đi

Cho đi không có nghĩa là mất mát mà chỉ càng làm đầy thêm đời sống tinh thần của trẻ. Để lớn lên trẻ trở thành người sống có tình thương, lòng nhân hậu. Biết san sẻ không chỉ là miếng cơm manh áo mà cả những khó khăn người khác đang gặp phải. Dạy trẻ biết cho đi trước hết là giúp trẻ nuôi dưỡng tâm hồn sau đó là trở thành người sống có ích cho cộng đồng, xã hội.
Tôi có hai đứa cháu tính cách rất khác nhau. Bé gái thì rất thảo, có cái gì cũng chủ động san sẻ cho người xung quanh. Lớn hơn một chút, bé đã biết nhường nhịn những đứa trẻ khác, nhất là những em ít tuổi hơn mình. Còn bé trai thì ngay từ nhỏ đã có tính sở hữu, nhìn thấy cái gì thích là đòi bằng được. Thường không ai xin được thứ gì của bé, không ăn, không dùng thì vứt bỏ chứ nhất định chẳng chịu cho ai. 

Lúc mới học nói, câu đầu tiên của bé là “không, không đâu” kèm theo cái lắc đầu nguầy nguậy mỗi khi có người chìa tay về phía bé. Tôi thường khuyên mọi người cần sửa ngay thói tham lam này của bé nhưng người lớn trong nhà đều bảo “Con còn bé quá có uốn nắn cũng chưa nhận thức được. Lớn lên bé sẽ tự thay đổi”. 

Tự thay đổi ư? Tôi nghĩ điều đó rất khó. Vì từ hai tuổi trở đi là giai đoạn quan trọng trong việc hình thành tính cách trẻ. Nếu chúng ta không tác động, rất có thể, lớn lên bé sẽ trở thành người ích kỷ. Chỉ biết nhận từ người khác mà không biết cách cho đi. Không biết cách rộng mở trái tim để san sẻ yêu thương. Bé sẽ tự cô lập mình trong những nhỏ nhen, hẹp hòi.

Trẻ em vốn đã hay sở hữu và coi mình là trung tâm của mọi sự chìu chuộng. Chúng cần được dạy dỗ tử tế về cách chia sẻ và quan tâm đến người khác. Thay vì để trẻ nghĩ cái này là của mình không ai được động vào thì nên kiên trì dạy trẻ suy nghĩ theo hướng tích cực hơn. Giống như cháu gái nhà tôi sáng nay, khi ông bà bày các loại kẹo ra bàn, bé rất thích kẹo mềm Sugus trái cây nên nhặt cất riêng vào túi. Nhưng ngay sau đó bé chia cho mỗi người một chiếc, tủm tỉm bảo “ai cũng có phần”. Điều đó cho thấy tính hào phóng và ích kỷ hiện diện trong mỗi con người. 

Ngay từ khi còn là một đứa trẻ trong sáng, hồn nhiên thì hai tính cách ấy có thể tồn tại mạnh ngang nhau. Đó là khuynh hướng tự nhiên và việc của người lớn là giáo dục đứa trẻ nuôi dưỡng lòng rộng lượng và dần triệt tiêu sự ích kỷ.

Trường học của các bé năm nào cũng kêu gọi phụ huynh, học sinh quyên góp cho một chương trình từ thiện nào đó. Khi thì vì miền Trung thân yêu, khi thì quyên góp nhằm giúp đỡ các hoàn cảnh khó khăn… Chương trình này vừa mang tính cộng đồng lại vừa là bài học có ý nghĩa giáo dục con trẻ. Trẻ con thì không có tiền, chủ yếu là cha mẹ các bé đóng góp. Nhưng qua đó sẽ có những cuộc đối thoại “cho là nhận” giữa bé và người lớn. Từ đó khơi gợi sự cảm thông, sẻ chia và cả lòng biết ơn trong trẻ. Cháu gái tôi xin mẹ đập lợn đất trích một phần nhỏ để đóng góp. Chú lợn đất mà bé nuôi bằng số tiền trích ra từ khẩu phần ăn sáng, từ tiền lì xì để cuối năm mua quà biếu ông bà nội, ngoại. Quà không có gì nhiều, chỉ là chiếc khăn len cho bà, mấy đôi tất cho ông. Nhưng đó là một trong những bài học đầu tiên về tấm lòng thơm thảo của hành trang học làm người.Sự cho đi không chỉ là khía cạnh vật chất mà nó còn có nền tảng tinh thần. Một đứa trẻ sống tình cảm là không tiếc lời yêu thương đối với mọi người, đặc biệt là những người thân thiết. Không chỉ dạy trẻ cho đi một cái kẹo, một đồng xu hay một món đồ chơi; hãy dạy trẻ một trái tim rộng lượng bắt đầu từ nụ cười, lời khen, sự động viên, an ủi. Để trẻ thấy cho đi tiếng cười nhận được tiếng cười, trao tặng niềm vui nhận được niềm vui. 

Cho đi không có nghĩa là mất mát mà chỉ càng làm đầy thêm đời sống tinh thần của trẻ. Để lớn lên trẻ trở thành người sống có tình thương, lòng nhân hậu. Biết san sẻ không chỉ là miếng cơm manh áo mà cả những khó khăn người khác đang gặp phải. Dạy trẻ biết cho đi trước hết là giúp trẻ nuôi dưỡng tâm hồn sau đó là trở thành người sống có ích cho cộng đồng, xã hội.

 
Vũ Thị Huyền Trang

Về Menu

dạy trẻ biết cho đi day tre biet cho di tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

お位牌とは 佛教算中国传统文化吗 佛教書籍 คนเก ยจคร าน 佛教教學 ส วรรณสามชาดก ไๆาา แากกา 墓 購入 お仏壇 お供え 一日善缘 曹洞宗総合研究センター 佛经讲 男女欲望 おりん 木魚のお取り寄せ 七五三 大阪 净土五经是哪五经 천태종 대구동대사 도산스님 อธ ษฐานบารม いいお墓 金沢八景 樹木葬墓地 สต 荐拔功德殊胜行 お墓参り 市町村別寺院数 さいたま市 氷川神社 七五三 五観の偈 曹洞宗 オンライン坐禅会で曹洞宗の教えを学ぶ 築地本願寺の年末恒例行事帰敬式 根本顶定 huÃƒÆ thẩm 瑞州三峰院的平和尚 唐代 臨濟 鎌倉市 霊園 hải 別五時 是針 vài suy nghĩ nhân đọc tạng kinh nikaya äºŒä ƒæ 浄土宗 2006 己が身にひき比べて ke Ca cao tốt cho bệnh nhân mắc bệnh thận Ùng 経å 香炉とお香 dai thua dieu phap lien hoa kinh 7 nguyên nhân bạn nên dùng dầu dừa Niệm nghĩa ân sư 每年四月初八 Mẹ dấu yêu NÃƒÆ Già อธ ษฐานบารม hạnh phúc chỉ đơn giản là sống mà 必使淫心身心具断