Cho đi không có nghĩa là mất mát mà chỉ càng làm đầy thêm đời sống tinh thần của trẻ Để lớn lên trẻ trở thành người sống có tình thương, lòng nhân hậu Biết san sẻ không chỉ là miếng cơm manh áo mà cả những khó khăn người khác đang gặp phải Dạy trẻ biết
Dạy trẻ biết cho đi

Cho đi không có nghĩa là mất mát mà chỉ càng làm đầy thêm đời sống tinh thần của trẻ. Để lớn lên trẻ trở thành người sống có tình thương, lòng nhân hậu. Biết san sẻ không chỉ là miếng cơm manh áo mà cả những khó khăn người khác đang gặp phải. Dạy trẻ biết cho đi trước hết là giúp trẻ nuôi dưỡng tâm hồn sau đó là trở thành người sống có ích cho cộng đồng, xã hội.
Tôi có hai đứa cháu tính cách rất khác nhau. Bé gái thì rất thảo, có cái gì cũng chủ động san sẻ cho người xung quanh. Lớn hơn một chút, bé đã biết nhường nhịn những đứa trẻ khác, nhất là những em ít tuổi hơn mình. Còn bé trai thì ngay từ nhỏ đã có tính sở hữu, nhìn thấy cái gì thích là đòi bằng được. Thường không ai xin được thứ gì của bé, không ăn, không dùng thì vứt bỏ chứ nhất định chẳng chịu cho ai. 

Lúc mới học nói, câu đầu tiên của bé là “không, không đâu” kèm theo cái lắc đầu nguầy nguậy mỗi khi có người chìa tay về phía bé. Tôi thường khuyên mọi người cần sửa ngay thói tham lam này của bé nhưng người lớn trong nhà đều bảo “Con còn bé quá có uốn nắn cũng chưa nhận thức được. Lớn lên bé sẽ tự thay đổi”. 

Tự thay đổi ư? Tôi nghĩ điều đó rất khó. Vì từ hai tuổi trở đi là giai đoạn quan trọng trong việc hình thành tính cách trẻ. Nếu chúng ta không tác động, rất có thể, lớn lên bé sẽ trở thành người ích kỷ. Chỉ biết nhận từ người khác mà không biết cách cho đi. Không biết cách rộng mở trái tim để san sẻ yêu thương. Bé sẽ tự cô lập mình trong những nhỏ nhen, hẹp hòi.

Trẻ em vốn đã hay sở hữu và coi mình là trung tâm của mọi sự chìu chuộng. Chúng cần được dạy dỗ tử tế về cách chia sẻ và quan tâm đến người khác. Thay vì để trẻ nghĩ cái này là của mình không ai được động vào thì nên kiên trì dạy trẻ suy nghĩ theo hướng tích cực hơn. Giống như cháu gái nhà tôi sáng nay, khi ông bà bày các loại kẹo ra bàn, bé rất thích kẹo mềm Sugus trái cây nên nhặt cất riêng vào túi. Nhưng ngay sau đó bé chia cho mỗi người một chiếc, tủm tỉm bảo “ai cũng có phần”. Điều đó cho thấy tính hào phóng và ích kỷ hiện diện trong mỗi con người. 

Ngay từ khi còn là một đứa trẻ trong sáng, hồn nhiên thì hai tính cách ấy có thể tồn tại mạnh ngang nhau. Đó là khuynh hướng tự nhiên và việc của người lớn là giáo dục đứa trẻ nuôi dưỡng lòng rộng lượng và dần triệt tiêu sự ích kỷ.

Trường học của các bé năm nào cũng kêu gọi phụ huynh, học sinh quyên góp cho một chương trình từ thiện nào đó. Khi thì vì miền Trung thân yêu, khi thì quyên góp nhằm giúp đỡ các hoàn cảnh khó khăn… Chương trình này vừa mang tính cộng đồng lại vừa là bài học có ý nghĩa giáo dục con trẻ. Trẻ con thì không có tiền, chủ yếu là cha mẹ các bé đóng góp. Nhưng qua đó sẽ có những cuộc đối thoại “cho là nhận” giữa bé và người lớn. Từ đó khơi gợi sự cảm thông, sẻ chia và cả lòng biết ơn trong trẻ. Cháu gái tôi xin mẹ đập lợn đất trích một phần nhỏ để đóng góp. Chú lợn đất mà bé nuôi bằng số tiền trích ra từ khẩu phần ăn sáng, từ tiền lì xì để cuối năm mua quà biếu ông bà nội, ngoại. Quà không có gì nhiều, chỉ là chiếc khăn len cho bà, mấy đôi tất cho ông. Nhưng đó là một trong những bài học đầu tiên về tấm lòng thơm thảo của hành trang học làm người.Sự cho đi không chỉ là khía cạnh vật chất mà nó còn có nền tảng tinh thần. Một đứa trẻ sống tình cảm là không tiếc lời yêu thương đối với mọi người, đặc biệt là những người thân thiết. Không chỉ dạy trẻ cho đi một cái kẹo, một đồng xu hay một món đồ chơi; hãy dạy trẻ một trái tim rộng lượng bắt đầu từ nụ cười, lời khen, sự động viên, an ủi. Để trẻ thấy cho đi tiếng cười nhận được tiếng cười, trao tặng niềm vui nhận được niềm vui. 

Cho đi không có nghĩa là mất mát mà chỉ càng làm đầy thêm đời sống tinh thần của trẻ. Để lớn lên trẻ trở thành người sống có tình thương, lòng nhân hậu. Biết san sẻ không chỉ là miếng cơm manh áo mà cả những khó khăn người khác đang gặp phải. Dạy trẻ biết cho đi trước hết là giúp trẻ nuôi dưỡng tâm hồn sau đó là trở thành người sống có ích cho cộng đồng, xã hội.

 
Vũ Thị Huyền Trang

Về Menu

dạy trẻ biết cho đi day tre biet cho di tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

七五三 大阪 文殊 cuộc đời chỉ là tương đối ประสบแต ความด Cảnh giác với sốt xuất huyết người vi 阿那律 경전 종류 Lễ Vu lan và tưởng niệm cố イス坐禅のすすめ pháp luật triều lý chịu ảnh hưởng vai trò của gia đình trong việc đạt quan bat tinh 忍四 Ngăn ngừa bệnh Alzheimer bằng dầu ô liu 墓地の販売と購入の注意点 chùa trà am 雷坤卦 U คนเก ยจคร าน ï¾ï¼ thương Diễn Ăn chay và thưởng thức thiền trà お墓の設置 移管 修理ならいいお墓 Đôi bàn tay mẹ Mẹ Và một chuyến đi Ngăn ngừa bệnh Alzheimer bằng dầu 陧盤 Chánh niệm Chuyện àn giới nang luong tam va nen van minh tu huy hoang tiếng chuông như lời phật Từ Hòa Sự dung hợp từ ba vị Tổ Huệ Khả Cà phê giúp giảm viêm nhiễm và 長谷寺 僧堂安居者募集 Mùa thu vì sao sống tử tế với người khác mà dòng nhật ký đáng suy ngẫm của một Bình Dương Nguyên Chủ tịch nước Sen làng đã mọc 1 Viết cho cha หล กการน งสมาธ зеркало кракен даркнет Tôi đi tìm bình yên モダン仏壇 harald voi luan van cao hoc ve phat giao viet nam Tổ đình Vạn Thọ tổ chức lễ vía Huyền thoại tượng An Kỳ Sinh 천태종 대구동대사 도산스님