Những tưởng các lớp trông trẻ, mầm non là không gian tuyệt vời cho trẻ nơi mà chỉ có tiếng cười, tiếng hát, tiếng nô đùa và những yêu thương, vỗ về lại bỗng chốc trở thành địa ngục
Đến bao giờ trẻ em mới hết phải chịu đựng?

Những tưởng các lớp trông trẻ, mầm non là không gian tuyệt vời cho trẻ - nơi mà chỉ có tiếng cười, tiếng hát, tiếng nô đùa và những yêu thương, vỗ về - lại bỗng chốc trở thành địa ngục.
Những ngày qua, dư luận cả nước phẫn nộ cực độ khi chứng kiến hình ảnh các bảo mẫu cơ sở mầm non tư thục Mầm Xanh (Q.12, TP. HCM) hành hạ các bé một cách dã man. Người ta không thể hiểu tại sao các bảo mẫu - những người được coi là cô giáo, là “mẹ hiền” lại có thể đánh đập, hành hạ những đứa trẻ chỉ mới vài ba tuổi một cách tàn nhẫn, không còn tình người như thế!

Sự phẫn nộ của cộng đồng được đẩy lên đỉnh điểm, khi mà vụ bà giúp việc ở Hà Nam hành hạ cháu bé sơ sinh còn chưa “hạ nhiệt”, câu chuyện đau lòng ở cơ sở mầm non tư thục Mầm Xanh như giọt nước làm tràn ly, khiến cả xã hội thêm bức xúc.

Người ta cũng không hiểu vì sao, từ bao giờ, người “mẹ hiền” thứ 2 của trẻ con, lại trở thành những “con quỷ” đội lốt người như thế. Và, những tưởng các lớp trông trẻ, mầm non là không gian tuyệt vời cho trẻ - nơi mà chỉ có tiếng cười, tiếng hát, tiếng nô đùa và những yêu thương, vỗ về - lại bỗng chốc trở thành “địa ngục” như những hình ảnh tràn lan trên mạng những ngày qua.

Đã có hàng ngàn lời bình luận trên các diễn đàn, ngoài việc bày tỏ sự phẫn nộ, bức xúc, nhiều bà mẹ tỏ ra lo lắng cho việc học hành của con cái, đặc biệt với những đứa trẻ miệng còn thơm mùi sữa, sắp phải đối diện với một môi trường mới không có ông bà, bố mẹ bên cạnh. Các em lẽ ra phải được yêu thương, dìu dắt, động viên, an ủi khi nhớ mẹ, như đúng tính chất, vai trò của môi trường mầm non, thì giờ đây, lại phải đối đầu với những nạn bạo hành mà không ai có thể biết trước được.

Bản thân các bảo mẫu cơ sở Mầm Xanh, khi đón trẻ từ tay các phụ huynh thì vẫn tươi cười, thân thiện và hiền lành, vậy mà chỉ vài phút sau khi cha mẹ quay xe đi làm, những người “mẹ hiền” ấy hiện nguyên hình là những “ác quỷ” với những hành động mà bất cứ một người có lương tri nào cũng không thể tha thứ được. Biết bao người đã khóc khi nhìn những hình ảnh tội nghiệp của những đứa trẻ bị hành hạ kia, và đã có biết bao người muốn lao đến tìm những “mẹ mìn” ấy để đánh cho hả giận. Những búc xúc ấy là có thật, những căm phẫn, cuồng nộ ấy là có thật, bởi ai cũng xuất phát từ tình thương yêu đối với những đứa trẻ bị bạo hành, cho dù không phải tình thân, máu mủ của mình.

Còn nhớ năm 2008, bảo mẫu Quản Thị Kim Hoa đã bị tòa án nhân dân TP Biên Hòa (Đồng Nai) tuyên phạt 18 tháng tù giam vì tội hành hạ trẻ em ở nhà trẻ do chính thị mở ra. Ở thời điểm đó, vụ việc như một “quả bom” kinh hoàng khi mà những clip ghi lại hình ảnh bà bảo mẫu này hành hạ trẻ hết sức dã man khiến dư luận vô cùng phẫn nộ.

Những kẻ phạm tội đều phải ra vành móng ngựa chịu hình phạt của luật pháp, nhưng tình trạng bạo hành vẫn lặp lại, phải chăng mức án cho tội danh này chưa đủ để răn đe? Một đứa trẻ không bị giết, nhưng nó bị hành hạ dã man trong một thời gian dài, ở độ tuổi mầm non, thì di chứng của nó sẽ bị ảnh hưởng trầm trọng, tác động tiêu cực đến tâm lý, hành vi và gây tổn hại về thể xác, tinh thần kéo dài, thậm chí đến suốt đời.

Theo thống kê của Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, mỗi năm ở nước ta có khoảng 3.000 - 4.000 trẻ em bị bạo hành ở khắp nơi, trong đó có môi trường giáo dục và khoảng 100 em thiệt mạng. Một con số thực sự khủng khiếp.

“Trẻ em như búp trên cành” - Bác Hồ đã từng dạy thế! Những búp non này cần phải được chăm chút, bồi dưỡng, uốn nắn để trở thành tán cây xanh tốt khỏe mạnh cho tương lai. Với những quốc gia phát triển, trẻ em luôn là đối tượng được ưu tiên bảo vệ số 1, còn ở Việt Nam, Luật trẻ em đã được ban hành, Quyền trẻ em cũng luôn được coi trọng, Luật hình sự về tội danh xâm hại trẻ em cũng đã quy định rõ,… thế nhưng, vẫn cần lắm sự chung tay của cả cộng đồng bằng mọi hình thức, để vừa nâng cao ý thức, trách nhiệm, vừa lan truyền sự nhân ái của người lớn đối với trẻ em, đặc biệt ở các môi trường giáo dục, để trẻ em thực sự được sinh hoạt, vui chơi, học tập trong không khí vui vẻ, hân hoan và tuyệt đối an toàn - Đó cũng là niềm mong mỏi của tất cả các ông bố, bà mẹ có con nhỏ - những người luôn cố gắng mang lại cho những đứa con của mình cuộc sống tốt đẹp nhất ở trong gia đình cũng như ngoài xã hội.

Bài viết: "Đến bao giờ trẻ em mới hết phải chịu đựng?"
Mõ Bàn Phím - Vườn hoa Phật giáo

Về Menu

đến bao giờ trẻ em mới hết phải chịu đựng? den bao gio tre em moi het phai chiu dung tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

dạo 浄土宗 2006 オンライン坐禅会で曹洞宗の教えを学ぶ 蒋川鸣孔盈 chùa cát chùa cô tiên 七五三 大阪 vua đầu bếp yan can cook chia sẻ về ẩm Tin Nam 迴向 意思 度母观音 功能 使用方法 sự sống và sự chết trong phật giáo trÃƒÆ vi sao toi theo dao phat 11 dien vien hoa hiep 放下凡夫心 故事 Món chay đãi người thân dịp cuối năm phat phap 世界悉檀 ý nghĩa của các vật phẩm cúng dường giã³ Ni giới Nam bộ nửa đầu thế kỷ XX đừng đem bản ngã của mình để dạy bước chuyển từ triết lý niệm phật dung hieu dao phat nhu la mot ton giao 若我說天地 Biến Chữ Hiếu viết như thế nào 雷坤卦 Một chuyến trở về çŠ Bùi giáng trai tim biet tro ve voi nguon coi thieng lieng 五戒十善 精霊供養 福生市永代供養 文殊 お墓参り 鎌倉市 霊園 khai niem can ban cua dao phat giao ly duyen khoi Hớn tuc Học 曹洞宗総合研究センター 17 loi khuyen day dang suy ngam cua thien su kodo 陈光别居士 Chai xúng xính đi chùa Hoàng 別五時 是針 ประสบแต ความด