Một ngày mùa hè. Bầu trời và không gian được tắm mát bằng trận mưa rào đêm qua. Lòng người cũng như dịu xuống, nhẹ nhàng hơn và mát mẻ hơn. Tôi đi chùa, lễ Phật. Thắng Phạm

Đi chùa, lễ Phật

Mấy ngày này đang là tuần lễ Phật đản. Tức là ngày Đức Phật được sinh ra (ngày 15/4 âm lịch). Đây là ngày đại lễ của đạo Phật, Nó tương ứng với ngày Noel của đạo Thiên chúa. Phật giáo là một tôn giáo phát triển ở Việt Nam.

Chẳng cần nói những điều to tát về giáo lý, giáo luật; về quê hương Đức Phật; về quá trình tu khổ hạnh của người để trở thành chính quả, để trở nên đại từ, đại bi. Hãy nói về những điều thật gần gũi.

Trong những bộn bề lo toan của cuộc sống, bạn nên giành cho mình những phút yên bình trong tâm. Ảnh: Hoàng Phương.

Bạn đã đi chùa Bái Đính, thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên, Yên Tử, chùa Hương chưa? Tôi từng được đi đến một vài nơi trong số đó. Đó là những cơ sở thờ tự của đạo Phật. Thông thường chúng ta đến đó với tư cách là khách du lịch văn hoá, thưởng thức những công trình kiến trúc đẹp, thiên nhiên, núi non hùng vĩ. Và trong chuyến du lịch đó, thể nào bạn chẳng chắp tay, thành tâm cầu ước một điều gì đó cho riêng mình, cho người thân. Nghĩa là bạn đang có một niềm tin vào Phật giáo đấy.

Bạn từng một lần đến một ngôi chùa gần thôi có thể ở huyện bạn, xã bạn, xóm bạn hay thậm chí là ngay gần nhà bạn để thắp hương làm lễ và cầu mong những điều tốt đẹp. Nghĩa là bạn đang cũng đang bị ảnh hưởng bởi giáo lý của đạo Phật đấy.

Bạn đang buồn bực, thù hận, oán ghét một ai đó hay nhiều người nào đó thì Phật giáo khuyên bạn rằng: hãy "từ bi hỉ xả". Tức là hãy khoan dung, độ lượng và tha thứ.

Bạn tin rằng mọi điều ác rồi sẽ phải trả giá, những người ăn ở thất đức sẽ phải chịu hậu quả thì đó cũng chính là ảnh hưởng bởi thuyết "nhân quả" của đạo Phật đấy.

Đi lễ chùa là một trong những nét đẹp văn hóa của người Việt. Ảnh: Hoàng Phương.

Có thể một số bạn trẻ đã hoặc sẽ là chủ nhân của những lễ "cắt tiền duyên". Với ý nghĩa là "kiếp trước" đã trót có tình duyên với một ai đó, đến "kiếp này" món nợ tình duyên đó vẫn chưa trả hết nên chưa thể bén được duyên nơi trần thế (nói gọn là chưa lấy được vợ, chồng hay "ế"). Đó là niềm tin ở Phật giáo đấy.

Tất nhiên với những điều trên nếu bạn từng hoặc sắp làm thì bạn cũng chưa thể được gọi là tín đồ được. Chỉ là người có niềm tin nhưng trong lý lịch của bạn, mục tôn giáo vẫn chỉ được ghi là "không" mà thôi.

Mấy ngày này trời đang mưa, có những trận mưa rất to. Người ta tin rằng trong tuần lễ Phật đản, năm nào trời cũng mưa, thậm chí mưa rất to như năm nay. Đó là đức Phật đang được tắm. (Nên mới có nghi lễ "tắm Phật" ở các chùa trong tuần lễ Phật đản).

Tôi đi lễ Phật ở một ngôi chùa ngay trên huyện mình. Nó khá cổ kính và được cho là rất linh thiêng. Cũng chắp tay cầu khấn cho riêng mình vài điều, cho gia đình và người thân với sự thành tâm rất lớn. Người coi sóc việc chùa đã đặt lễ và làm thủ tục cầu xin cho tôi. Bà xóc "đĩa âm dương", kết quả là "đồng xấp, đồng ngửa" tức là những điều cầu xin đã được lắng nghe. Uống vài chén nước nhà chùa, thăm một vòng quanh sân, lòng nhẹ nhàng, thanh tịnh.

Một người lễ chùa thành kính trước Phật tại chùa Trấn Vũ, Hà Nội. Ảnh: Hoàng Phương.

Đến khi tôi chuẩn bị ra về, bỗng bắt gặp một dáng người mảnh mai, nhỏ nhắn; một mái tóc đen nhưng đã điểm vài sợi bạc được cặp gọn gàng; một cặp mắt biết cười và khoé miệng lúc nào cũng thường trực một nụ cười; khuôn mặt sáng và hiền như từ xưa đến nay vẫn thế. Đó là cô giáo chủ nhiệm cấp 3 của tôi. Tôi tiến lại gần trước mặt cô. Tôi không "chào cô ạ". Hai tay tôi nắm bờ vai nhỏ của cô: "U cũng đi lễ chùa à?". Cô giật mình nhưng nhận luôn ra tôi dù tôi đã già và xấu đi đáng kể. Một phút ngắn ngủi thôi nhưng lòng tôi lại hiện về bao nhiêu cảm xúc.

Tôi hỏi han cô và kể cô nghe về vài thông tin về lớp cũ. Giọng nói của cô vẫn nhẹ nhàng như thế. Trong suốt lúc trò chuyện cô luôn cười bằng giọng cười thân quen như hôm qua thôi. Tôi chia tay cô mà không quên xin số điện thoại. Ra về thấy lòng ấm áp trong một buổi sáng ngày hè.

Tôi không phải là một tín đồ của Đạo phật, tôi chỉ là một người có niềm tin vào những điều tốt đẹp. Và tôi chỉ muốn nói rằng: Trong những bộn bề lo toan của cuộc sống, bạn nên giành cho mình những phút yên bình trong tâm. Không nhất thiết phải đi chùa, lễ phật như tôi. Những sau những khoảng khắc như vậy, bạn sẽ thấy lòng nhẹ hơn, tạm quên đi những ồn ào, những lo toan thậm chí là những đấu tranh giành giật của cuộc sống.

Symbol_End_NS.gif


Về Menu

Đi chùa, lễ Phật

Hoa 12 loi khuyen ve cuoc song tu thien su se thay doi tiểu sử hòa thượng thích huệ hưng tam tanh thi hoa qua diep khuc 20 chu dau cau tâm tánh thi hóa qua điệp khúc 20 chữ tạng thư sống chết sáu Tác dụng không ngờ của vỏ hoa quả Ngàn năm giọt nước có buồn không sau phap tao nen su hoa hop trong doi song đời tu do khai hoa từ đó khai hoa Tưởng niệm cố Hòa thượng Thích Minh tưởng niệm hòa thượng thích quảng 2016 tuong niem hoa thuong thich quang buu 1944 Ước mơ của con và 10 bông hoa gạo ï¾ ï½ thiền một nét đẹp văn hóa học thien mot net dep van hoa hoc duong đi cũng là về 聖道門 浄土門 thân thể thi hóa qua điệp khúc 18 chữ than the thi hoa qua diep khuc 18 chu dau cau thanh văn thừa thi hóa qua điệp khúc 118 thanh van thua thi hoa qua diep khuc 118 chu dau thầy nghiêm thuận với trang điện tử thay nghiem thuan voi trang dien tu vuon hoa phat tham hoa thien tai von di khong tu nhien ma co thien thua thi hoa qua diep khuc 60 chu dau thảm họa thiên tai vốn dĩ không tự thiên thừa thi hóa qua điệp khúc 60 chữ å Thiền một nét đẹp văn hóa học 释迦牟尼 thangka hoa pham dac dung cua phat giao kim cang thangka họa phẩm đặc dụng của phật cổ chú Những món nên ăn khi bận rộn bồ đề soi sáng thân tâm cây lộ 港南区曹洞宗 永代供養 東成 Thở đi lý Tản văn Ánh trăng rằm tuổi thơ 佛经说人类是怎么来的 tập thơ mùa xuân toàn vẹn