ThS.Nguyễn Thị Trang, giáo viên tiếng Thái, Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và Đông Nam Á (Trường ĐH KHXH&NV - ĐHQG TP.HCM), từng có 2 năm làm giảng viên ngành tiếng Việt, khoa Nhân văn học, Trường ĐH Srinakharinwirot (Bangkok, Thái Lan) khẳng định “đúng nh
Đi đường cũng cần phải....thiền

ư vậy” rồi cô chia sẻ nhận xét về đường sá cũng như việc chạy xe của người dân tại TP.HCM và Bangkok:
 
- Theo tôi nhận thấy, đường sá ở Bangkok rộng rãi và nhiều làn xe hơn ở TP.HCM. Hệ thống giao thông của Bangkok cũng hiện đại hơn, nhiều phương tiện giao thông hơn để lựa chọn so với TP.HCM, ví dụ như ở Bangkok có tàu điện ngầm, tàu điện trên không, thuyền... Tôi rất thích phương tiện giao thông công cộng ở Bangkok vì vừa rẻ vừa tiện lợi.

Nếu ai từng đến Bangkok sẽ có ấn tượng khó phai khi lưu thông trên đường hoặc quan sát đường phố. Bangkok là thành phố nổi tiếng nhất nhì thế giới về sự kẹt xe. Tuy nhiên, Bangkok không có sự lộn xộn, chen lấn và bấm còi inh ỏi.

Người Thái lái xe đúng tốc độ, đúng làn đường và nhường nhịn nhau. Khi có người đi bộ cần qua đường, không ai bảo ai, lái xe thường dừng lại nhường đường cho người đi bộ đi qua. Người đi bộ thường cúi đầu cảm ơn và đi thật nhanh để không ảnh hưởng nhiều đến thời gian của người lái xe. Đây là điều làm tôi luôn có ấn tượng tốt và lưu giữ mãi về sự tử tế của người Thái Lan.

Riêng ở TP.HCM, khi lưu thông trên đường tôi nhận thấy xe hơi và xe gắn máy thường lấn làn của nhau và hiếm khi nhường đường cho người đi bộ. Điểm tôi cảm thấy không thích nhất là việc bấm còi inh ỏi trên đường phố, dừng xe lấn vạch kẻ và vượt đèn đỏ. Đây cũng là điểm mà những người bạn Thái Lan của tôi thấy rất lạ khi đến thăm và lưu thông trên đường phố TP.HCM.

* Vậy, khi ra đường, cảm giác an tâm/ thú vị (nếu có) ở ta và nước bạn đối với cô là gì?

- Khi ra đường ở Bangkok, tôi không phải nhìn trước ngó sau và cẩn thận với tài sản vì sợ cướp giật bóp ví, điện thoại khi sử dụng phương tiện công cộng và đi bộ. Tôi thích sự tử tế của việc nhường đường cho nhau và luôn cảm thấy an tâm khi ra đường ở Bangkok.

Đối với TP.HCM, điểm thú vị mà tôi thích nhất khi ra đường đó là việc mình có thể lái xe máy. Tôi có cảm giác mọi người gần gũi với nhau hơn và đặc biệt là buổi tối khi lái xe ra ngoài đi dạo rất mát mẻ và dễ chịu.

* Có điều gì cô cảm thấy chưa được (cần điều chỉnh) ở TP.HCM trong vấn đề giao thông không?

- Điều tôi thấy cần điều chỉnh: thứ nhất, việc lấn làn giữa các phương tiện giao thông; thứ hai, việc bấm còi xe inh ỏi không cần thiết; thứ ba, việc vượt đèn đỏ và không nhường đường cho người đi bộ; cuối cùng là việc người lưu thông trên đường sử dụng điện thoại khi đang lái xe.

* Nếu có đề xuất/góp ý với ngành giao thông hoặc với người tham gia giao thông, cô sẽ nói gì sau khi có trải nghiệm sống và kinh nghiệm tham gia giao thông trên đường phố Bangkok?

- Tôi nghĩ rằng nếu mỗi người tham gia giao thông chịu khó nhịn một vài giây khi lưu thông trên đường thì hay biết mấy. Thay vì đèn đỏ dừng còn khoảng 3-5 giây mới chuyển sang đèn xanh thì chúng ta ráng chịu khó đợi cho xanh hẳn rồi hẵng chạy tiếp, khi thấy đèn vàng thì nên giảm tốc độ lại để dừng hẳn vì tôi thiết nghĩ chậm lại 30 giây - 60 giây không ảnh hưởng quá nhiều đến cuộc sống của bạn.

Hoặc nếu sợ chậm trễ, chúng ta có thể xuất phát ra khỏi nhà hay cơ quan sớm hơn 5 -10 phút. Đường phố Sài Gòn có nhiều hàng cây, có nhiều nơi trồng hoa rất xinh đẹp mà chúng ta nếu không đi chậm lại tầm 2-3 phút thì không thể cảm nhận được.

Bạn có đồng ý với tôi không, rằng nếu mỗi người nhường nhau một tí khi lưu thông thì cuộc sống sẽ dễ dàng hơn và có thể bạn sẽ được đến nơi cần đến nhanh hơn nếu không chen lấn nhau?

* Có người nói, khi tham gia giao thông ở Sài Gòn nói riêng và nhiều thành phố VN nói chung cần phải... thiền dữ lắm. Cô nghĩ sao với nhận định này?

- Tôi đồng ý với nhận định trên. Riêng tôi, cứ mỗi ngày khi về đến nhà tôi vẫn thường biết ơn vì mình vẫn còn sống. Nghe có vẻ tiêu cực, nhưng đó là cách để giúp tôi luôn cẩn thận khi lưu thông trên đường. Tôi thường lái xe chậm, đợi đèn xanh hẳn mới chạy tiếp mặc cho những người đằng sau bấm còi hoặc có lời nói không hay. Việc nhận thức mình đang lái xe, phải lái xe đúng luật pháp và tử tế sẽ vừa giúp mình vừa giúp cho người khác.

Tôi hay nghe mọi người than phiền rằng cuộc sống ở Sài thành xô bồ, bon chen và ồn ào nhưng tôi nghĩ Sài thành không hề như vậy. Nơi đây rất dễ thương, rất hào hiệp đón chào bao nhiêu con người từ khắp mọi miền đất nước về sinh sống và lập nghiệp. Chỉ có con người chúng ta mới xô bồ, bon chen và ồn ào.

Tôi tin rằng vì người dân Thái Lan đa số là Phật tử nên đã tham gia giao thông điềm tĩnh hơn. Trong đạo Phật luôn hướng dẫn con người sống chậm, sâu sắc trong hiện tại, biết nhường nhịn nhau, đối xử nhẹ nhàng với nhau. Ở Thái Lan, thường có những thời gian nhất định trong ngày có chương trình phát sóng giờ thuyết giảng của các vị tu sĩ, hướng dẫn mọi người sống tốt đẹp.

Ngoài ra, trước đây nhà vua Rama IX (đức vua Thái Lan vừa băng hà) luôn dành thời gian để chỉ dạy cho người dân nước mình biết sống cho nhau, biết sống tử tế, cống hiến cho cộng đồng, biết yêu thương nhau. Chính vì lẽ đó, ở Thái Lan, việc người Thái Lan khi lái xe trên đường điềm tĩnh hơn, nhẹ nhàng và bao dung với nhau hơn là điều dễ hiểu.

* Cảm ơn cô đã dành thời gian cho cuộc trao đổi này...

Bài viết: "Đi đường cũng cần phải....thiền"
Lưu Đình Long -
Vườn hoa Phật giáo

Về Menu

đi đường cũng cần phải....thiền di duong cung can phai thien tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

彿日 不說 khất Lì xì con cái nhìn nhé mạ ơi 永平寺宿坊朝のお勤め 사념처 9 lời khuyên để có đời sống tinh 建菩提塔的意义与功德 惡一樣耶 閼伽坏的口感 フォトスタジオ 中百舌鳥 những điều phải suy ngẫm mùa phật 지장보살본원경 원문 同朋会運動 北海道 評論家 四重恩是哪四重 大安法师讲五戒 演若达多 thú 若我說天地 宗教信仰 不吃肉 Ð Ð Ð 普提本無 å åˆ å そうとうしゅう น ทานชาดก ä½ æ ï½ nghĩ về điều giác ngộ thứ nhất trong 錫杖 Tưởng niệm Đại đức khai sơn お墓の墓地 霊園の選び方 即刻往生西方 hay giao duc con cai mot cach dung dan nhat 五藏三摩地观 康 惡 在荐福寺学习过的当代诗人 thách thức giữ gìn 惡曜意思 tuyen 白骨观全文 Phật Tẩy chúng ta đều là khách trọ ï¾ï¼ Trò chuyện bên tách trà çŠ 曹洞宗管長猊下 本 欲移動 î 班禅达赖的区别 tâm sự của một bác sỹ bị ung thư