GN - Đó là điều không thể dùng bất cứ phương cách gì, dùkhông nghĩ vẫn khó có thể quên. Vì là hình ảnh của mẹ.

	Điều khó quên

Điều khó quên

GN - Những ngày tháng Bảy tôi thường có những giấc mơ êm đẹp. Tôi thấy mình trở về cái cốc của Sư cô Lão mẫu ở trên núi.

nhuduc.jpg

Ảnh minh họa

Con đường từ hang Ông Hổ dẫn lên tu viện Chân Không, hai bên là cốc thất, chủ nhân đều là những người già thích tu với núi rừng, thích chia sẻ sự hiu quạnh của rừng cây nội cỏ. Cốc của Sư cô tôi nằm gần các cốc nhỏ kia, bên nay tụng kinh bên kia nghe, bên nay có làm một món bánh đơn giản nào đó, ới một tiếng cho bên kia đưa dĩa qua hàng rào nhận phần. Vui vẻ, dễ thương, thân tình như trong đại gia đình. Ngoài giờ thính pháp văn kinh, mỗi bà già một cây gậy lọc cọc theo đường núi, về cốc mình để chiêm nghiệm suy nghĩ lời dạy của Hòa thượng. Những hình ảnh của cuộc đời quá khứ đủ mặn, lạt, ngọt, cay... hòa quyện với gió biển, với lá tràm reo vi vút, khi tan vào trời không, khi cuộn lại nằm yên đâu đó trong góc ký ức.

Tôi thường về thăm Lão mẫu vào dịp bãi trường, ra hạ hay bãi trường Tết. Có khi rủ theo vài huynh đệ đồng liêu, khi thì rủ theo cô bạn thân thời trung học. Hằng mất mẹ sớm, thương Sư cô như mẹ, Sư cô cũng thương Hằng như tôi, vì là bạn cắp sách đến trường suốt bảy năm. Sư cô thương hình ảnh mấy cô học trò nhỏ, nói cười vô tư, chưa biết gì về ghềnh thác cuộc đời. Nghe tin Sư cô cất cốc ở trên núi, Hằng rủ tôi vào thư viện, lục tìm những mẫu cốc thất tranh tre lý tưởng có vườn cỏ xanh, có một chút khe núi, cây cầu nhỏ bắc ngang vừa một bước chân chim. Thực tế, cốc của Sư cô chỉ có mái tôn lợp trên mấy cây trụ sắt, chung quanh là đá núi, nằm gọn một bên đường dốc lên Chân Không.

Với tôi, đó là nơi an trú đẹp nhất, bình yên nhất không đâu bằng. Cho tới sau này rời xa, thỉnh thoảng tôi vẫn thấy mình về đó, nằm võng đọc sách, bày ra bộ đồ trà trên tảng đá trước sân, rủ đám hoa mắc cỡ, giàn đậu rồng trên hàng rào hay mấy chùm nhãn lồng hoang dại vào ngồi chơi.

Chiêm bao hay mộng mị là biểu hiện của một phần nào tâm thức giấu kín. Bình thường tôi không thấy mình nhớ thương Lão mẫu lắm. Tôi đọc sách Phật, thuyết giảng đạo lý nghe như giải thoát, tôi làm tất cả việc rộn ràng. Nhưng trong góc khuất của tâm, y nhiên còn một nỗi nhớ. Thường nhiều nhất là tháng Bảy mùa Vu lan. Nơi chốn quê nhà, nơi chốn trở về bao giờ cũng có Lão mẫu. Cũng như người hay kể cho tôi nghe về quê ngoại, về bà ngoại đã sống ra sao, thương yêu đùm bọc con gái thế nào... Quê nhà của Lão mẫu luôn có bà ngoại, quê nhà của tôi luôn có Lão mẫu. Vào những ngày mưa tháng Bảy, những mùa thu mây giăng và lá chuyển, chốn quê xưa cứ tự nhiên ra đi vào những giấc chiêm bao.

Tô Đông Pha viết về tình tự của mình đối với quê nhà.

“Thập niên sanh tử lưỡng mang mang

Bất tư lương

Tự nan vong”.

Mười năm sanh tử đôi đường

Dù không nghĩ đến vẫn thường chẳng quên.

Đó là điều không thể dùng bất cứ phương cách gì, dù không nghĩ vẫn khó có thể quên. Vì là hình ảnh của mẹ.

Tạp bút của Như Đức


Về Menu

Điều khó quên

梁皇忏法事 Những nỗi sợ hãi cần vượt qua binh yen den binh yen di Lưu ý khi ăn gạo lứt muối mè 川井霊園 Tổ đình Thiên Ấn tổ chức lễ húy kỵ Đức Phật và lời dạy của cha tôi Chùa Minh Thành Nơi níu chân những chua phuoc lam tu bi va tri tue khổ đế nhân duyên vì sao có sắc đẹp con ơi tâm sự của một người mẹ Ăn chay vì môi trường ทาน 精霊供養 nghia lien tri canh sach tu cai mieng la tu hon nua doi nguoi người khách trọ giữa vườn hoa phật chiếc lá về nguồn angulimala bình yên đến bình yên đi 麓亭法师 cuộc đời vẫn đẹp sao Đừng trách mùa đông 弥陀寺巷 cuoc doi thanh tang ananda phan lễ 4 lưu ý giúp tránh suy nhược tinh thần việt phong sinh viec de kho lam Dùng sữa đậu nành để xay sinh tố Nhớ những điều giản dị 世界悉檀 借香问讯 是 luÃ Æ n Bức ảnh đoạt giải World Press Photo 飞来寺 曹村村 phật tử trên bước đường tìm cầu 市町村別寺院数順位 饿鬼 描写 sự màu nhiệm khi niệm phật 一息十念 Tạp bút Lề đời Đức tin mầu nhiệm 仏壇 おしゃれ 飾り方 ก จกรรมทอดกฐ น phat Ngọn lửa