GN - Đó là điều không thể dùng bất cứ phương cách gì, dùkhông nghĩ vẫn khó có thể quên. Vì là hình ảnh của mẹ.

	Điều khó quên

Điều khó quên

GN - Những ngày tháng Bảy tôi thường có những giấc mơ êm đẹp. Tôi thấy mình trở về cái cốc của Sư cô Lão mẫu ở trên núi.

nhuduc.jpg

Ảnh minh họa

Con đường từ hang Ông Hổ dẫn lên tu viện Chân Không, hai bên là cốc thất, chủ nhân đều là những người già thích tu với núi rừng, thích chia sẻ sự hiu quạnh của rừng cây nội cỏ. Cốc của Sư cô tôi nằm gần các cốc nhỏ kia, bên nay tụng kinh bên kia nghe, bên nay có làm một món bánh đơn giản nào đó, ới một tiếng cho bên kia đưa dĩa qua hàng rào nhận phần. Vui vẻ, dễ thương, thân tình như trong đại gia đình. Ngoài giờ thính pháp văn kinh, mỗi bà già một cây gậy lọc cọc theo đường núi, về cốc mình để chiêm nghiệm suy nghĩ lời dạy của Hòa thượng. Những hình ảnh của cuộc đời quá khứ đủ mặn, lạt, ngọt, cay... hòa quyện với gió biển, với lá tràm reo vi vút, khi tan vào trời không, khi cuộn lại nằm yên đâu đó trong góc ký ức.

Tôi thường về thăm Lão mẫu vào dịp bãi trường, ra hạ hay bãi trường Tết. Có khi rủ theo vài huynh đệ đồng liêu, khi thì rủ theo cô bạn thân thời trung học. Hằng mất mẹ sớm, thương Sư cô như mẹ, Sư cô cũng thương Hằng như tôi, vì là bạn cắp sách đến trường suốt bảy năm. Sư cô thương hình ảnh mấy cô học trò nhỏ, nói cười vô tư, chưa biết gì về ghềnh thác cuộc đời. Nghe tin Sư cô cất cốc ở trên núi, Hằng rủ tôi vào thư viện, lục tìm những mẫu cốc thất tranh tre lý tưởng có vườn cỏ xanh, có một chút khe núi, cây cầu nhỏ bắc ngang vừa một bước chân chim. Thực tế, cốc của Sư cô chỉ có mái tôn lợp trên mấy cây trụ sắt, chung quanh là đá núi, nằm gọn một bên đường dốc lên Chân Không.

Với tôi, đó là nơi an trú đẹp nhất, bình yên nhất không đâu bằng. Cho tới sau này rời xa, thỉnh thoảng tôi vẫn thấy mình về đó, nằm võng đọc sách, bày ra bộ đồ trà trên tảng đá trước sân, rủ đám hoa mắc cỡ, giàn đậu rồng trên hàng rào hay mấy chùm nhãn lồng hoang dại vào ngồi chơi.

Chiêm bao hay mộng mị là biểu hiện của một phần nào tâm thức giấu kín. Bình thường tôi không thấy mình nhớ thương Lão mẫu lắm. Tôi đọc sách Phật, thuyết giảng đạo lý nghe như giải thoát, tôi làm tất cả việc rộn ràng. Nhưng trong góc khuất của tâm, y nhiên còn một nỗi nhớ. Thường nhiều nhất là tháng Bảy mùa Vu lan. Nơi chốn quê nhà, nơi chốn trở về bao giờ cũng có Lão mẫu. Cũng như người hay kể cho tôi nghe về quê ngoại, về bà ngoại đã sống ra sao, thương yêu đùm bọc con gái thế nào... Quê nhà của Lão mẫu luôn có bà ngoại, quê nhà của tôi luôn có Lão mẫu. Vào những ngày mưa tháng Bảy, những mùa thu mây giăng và lá chuyển, chốn quê xưa cứ tự nhiên ra đi vào những giấc chiêm bao.

Tô Đông Pha viết về tình tự của mình đối với quê nhà.

“Thập niên sanh tử lưỡng mang mang

Bất tư lương

Tự nan vong”.

Mười năm sanh tử đôi đường

Dù không nghĩ đến vẫn thường chẳng quên.

Đó là điều không thể dùng bất cứ phương cách gì, dù không nghĩ vẫn khó có thể quên. Vì là hình ảnh của mẹ.

Tạp bút của Như Đức


Về Menu

Điều khó quên

พนะปาฏ โมกข 無分別智 末法世界 お寺小学生合宿 群馬 Lễ húy kỵ cố Hòa thượng Thích Viên Vitamin nào cần thiết cho da khỏe mạnh 迴向 意思 金宝堂のお得な商品 赞观音文 phÃ Æ t 佛規禮節 菩提 佛教蓮花 Do Giảm cân bằng mật ong và quế Canh chua gợi nhớ quê nhà Để tránh nguy cơ con bị tự kỷ Mập vì ăn chay 父母呼應勿緩 事例 若我說天地 大法寺 愛西市 ß 福慧圆满的究竟佛是怎样成呢 Góc trà xuân giữa lòng thành phố 鼎卦 truong หล กการน งสมาธ 建菩提塔的意义与功德 法鼓山聖嚴法師教學 경전 종류 tieng 寺庙的素菜 Một 不可信汝心 汝心不可信 白骨观 危险性 惨重 ç æˆ 大法寺 愛知県 Táo tàu vị thuốc quý món ăn ngon 离开娑婆世界 墓の片付け 魂の引き上げ 加持 機十心 Nơi Ð Ð Ð î 佛说如幻三昧经