Trong đạo lý giải thoát, không có sự phân biệt giai cấp và chủng tính Trước con mắt người giác ngộ, tất cả mọi chúng sinh đều bình đẳng Máu ai cũng đỏ, Pước mắt ai cũng mặn, tất cả chúng ta đều là con người Ta phải tìm cách để mọi người có cơ hội đồn
Đỉnh Cao Kim Cổ

"Trong đạo lý giải thoát, không có sự phân biệt giai cấp và chủng tính. Trước con mắt người giác ngộ, tất cả mọi chúng sinh đều bình đẳng. Máu ai cũng đỏ, Pước mắt ai cũng mặn, tất cả chúng ta đều là con người. Ta phải tìm cách để mọi người có cơ hội đồng đều mà vươn tới và thực hiện hoài bảo của mình cũng như hoàn thành nhân phẩm của mình''
 

Trong Phật Bổn Hạnh Tập Kinh (DC.190); Phương Quảng Đại Trang Nghiêm Kinh (DC.187); Lalitavistara đã được thiền sư Thích Nhất Hạnh dẫn giải trong Đường Xưa Mây Trắng, chương 43, trang 277, lời Phật nói: "Trong đạo lý giải thoát, không có sự phân biệt giai cấp và chủng tính. Trước con mắt người giác ngộ, tất cả mọi chúng sinh đều bình đẳng. Máu ai cũng đỏ, Pước mắt ai cũng mặn, tất cả chúng ta đều là con người. Ta phải tìm cách để mọi người có cơ hội đồng đều mà vươn tới và thực hiện hoài bảo của mình cũng như hoàn thành nhân phẩm của mình''


"Nhân chi sơ tính bổn thiện". Đó là câu của nhà Khổng Tử mà tôi được biết đến. Từ đó, tôi đã cho nằm lòng câu ấy. Đối với mọi người, có lẽ rất tầm thường, nhưng riêng tôi, nó là ngọn đuốc để soi lòng từ bi qua cái nhìn hiểu và thương. Câu nói này luôn nhắc nhở tôi, con người sinh ra vốn rất thiện như trẻ sơ sinh, chưa biết toan tính gì và không có gây ra một ác hại gì cho ai. Nhưng làm sao để sống cho tròn tính thiện như trẻ sơ sinh, chỉ biết ăn, khóc, cười, và yêu thương.

Quả thật là khó, vì khi con người lớn lên, đương đầu với cuộc sống. Đôi khi còn phải đối diện với nghịch cảnh mà con người cho rằng số mệnh đã an bài. Theo đó, tuân thủ hay chống trả, còn là do ý niệm riêng của mỗi người, khi người ấy cho rằng điều đó là thiện hay ác. Từ ý niệm thiện, ác, đã phát sinh biết bao điều tác động đến xã hội xưa và nay. Nội chử "Nhân" thôi, tôi nhận biết mình thực tập vẫn chưa đủ. Thế thì để trở thành một con người hoàn thiện, sống cho viên tròn chử "Nhân", tôi cần phải cẩn trọng nhiều hơn nữa. Từ trong tư duy cũng như cách cư xử của người với người và người với vật.

Tôi thật bé nhỏ trên hình tướng cũng như trong tài năng và ý chí, nên tôi rất thán phục những vị đã dùng hết cuộc đời của mình để trao truyền, giảng dạy, nhằm nhấn mạnh về nhân tính của con người, bảo vệ loài người và vạn vật. Có hiểu, có thương, mới thấy được căn nguyên của sự việc. Con người mới có sự thông cảm và từ đó, nhân loại bớt đi thù hận, đôi khi tránh được những chiến tranh tàn khốc mà chính loài người gây ra. Trong Phật Bổn Hạnh Tập Kinh (DC.190);


Phương Quảng Đại Trang Nghiêm Kinh (DC.187); Lalitavistara đã được thiền sư Thích Nhất Hạnh dẫn giải trong Đường Xưa Mây Trắng, chương 43, trang 277, lời Phật nói: "Trong đạo lý giải thoát, không có sự phân biệt giai cấp và chủng tính. Trước con mắt người giác ngộ, tất cả mọi chúng sinh đều bình đẳng. Máu ai cũng đỏ, Pước mắt ai cũng mặn, tất cả chúng ta đều là con người. Ta phải tìm cách để mọi người có cơ hội đồng đều mà vươn tới và thực hiện hoài bảo của mình cũng như hoàn thành nhân phẩm của mình".

Thật đẹp và thật cao cả biết bao lời của thánh nhân đã dạy, nhưng con đường này đầy gian nan và hiểm trở quá, lắm khi còn mang tai tiếng vì những người sống cho lý tưởng. Họ đã vạch rõ một con đường thẳng tiến, không lệch bên hữu cũng không nghiêng bên tả, chỉ một tâm bổn thiện làm gốc mà đi. Thật đáng tôn kính những vị đã hiến mình cho con đường cứu rỗi nhân loại, dẫn hướng nền giáo dục thiêng liêng nhân phẩm, cải thiện đời sống con người đuợc tốt đẹp hơn.


Mặc dầu đời sống ngày nay, duy vật đã được chọn làm nền tảng và nếu không có những vị hướng dẫn tinh thần này, chắc hẳn chúng ta còn đắm chìm trong bể khổ càng sâu. Viết đến đây tôi lại nghĩ tưởng đến một ngưởi tên Mario Chiodo. Ông ta lớn lên tại Oakland, California. Là một nhà điêu khắc nghệ thuật và sở hữu một công ty thiết kế sáng tạo về tạc tượng cho nhiều công nghiệp trên thế giới. Với hơn 20 năm nổ lực trong ngành nghệ thuật, những tác phẩm của ông đã được đặt vào những nơi có tầm vóc quan trọng trong nước như : viện bảo tàng, Las Vegas, thác Niagara Falls and Sonoma County. Nhưng từ khi ông chứng kiến cảnh chiếc máy bay đâm vào làm nổ tung hai tòa nhà thương mại quốc tế trong ngày 11 tháng 9 năm 2001.

Từ đó, ông đã chuyển hướng niềm đam mê nghệ thuật có thương mãi mà tha thiết muốn dùng đôi tay thiên phú của mình, để tác tạo, cống hiến cho mọi người cùng thưởng thức những tượng của những vị anh hùng, mà cả cuộc đời của họ chỉ mong cho thế giới được hòa bình. Ông ta đã hòa nhập sự cảm xúc của mình vào đôi tay để tạc những người đã một lòng hy sinh cho lý tưởng. Những người đã đánh động lòng từ bi của nhân sinh. Những người đã làm thay đổi tầm nhìn thế giới. Những người tranh đấu cho hòa bình và đem đến nhân loại sự bình đẳng và bằng an qua truyền thông, thuyết giảng và ngay cả cách sống của họ trong tinh thần bất bạo động.

Vì đâu mà Mario Chiodo, một nhà điêu khắc bỏ hết tâm huyết của mình để hoàn thành một ước mơ với nghĩa cử cao đẹp này ? Có phải vì ông ta có cùng nhịp điệu, hơi thở, cùng một ước mơ, hay cùng một nổi khắc khoải như những vị mà ông đã tạc tượng? Mario Chiodo, một điêu khắc gia có tâm hồn hướng thượng mong muốn các con em chúng ta sau này nhớ mãi những vị anh hùng và noi theo gương của những vị ấy, để tiếp tục đem tình người chuyển hóa nhân gian.

Thật ra, Mario Chiodo vẫn còn thiếu hụt về tài chánh nhiều lắm cho dự án này, nhưng những tác phẩm của ông vẫn được cho khánh thành một số tượng vào ngày 6 tháng 9 năm nay 2011, vào lúc 1p.m tại công viên Fox Court, đường 19th và Telegraph Avenue, Oakland. Có thể vào trang web www.remember-them.org để biết thêm chi tiết.

Tôi thiết nghĩ, với sự đóng góp của tình yêu, thi ca, văn tự và hội họa, mới có thiên năng diễn đạt và để lại cho đời niềm cảm thông không biên giới, không phân biệt, không chia rẻ, không hận thù, cùng trọng dụng nhau, đưa nhau vào đỉnh cao trí tuệ và dìu nhau xây dựng một thế giới hoà bình tràn ngập tiếng cười trẻ thơ đầy tính bổn thiện.

  NT Sưu tầm

 
 

Về Menu

đỉnh cao kim cổ dinh cao kim co tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

怎么面对自己曾经犯下的错误 加持成佛 是 加持是什么意思 xây dựng một xã hội nhân ái 住相 Hoa bằng lăng tháng Năm 皈依的意思 Phât a di đà æ ¹æ žå võ 八吉祥 지장보살본원경 원문 Khánh Hòa Tưởng niệm lần thứ 65 cố пѕѓ 人生七苦 南懷瑾 den 曹洞宗青年联盟 Hồi ức một quận chúa Kỳ 5 Ngôi cong vien sang loang 梵僧又说 我们五人中 ペット僧侶派遣 仙台 Cà n cà chua tản mạn mùa vu lan mẠ雀鸽鸳鸯报是什么报 tieng hat sau canh cua tu bi พ ทธโธ ธรรมโม 山地剝 高島 白話 佛陀会有情绪波动吗 Mùa thi ơi ta nhớ 华严经解读 お仏壇 飾り方 おしゃれ 寺院 nghề 佛教名词 ภะ ト妥 閼伽坏的口感 五十三參鈔諦 佛教中华文化 阿那律 所住而生其心 人生是 旅程 風景 nhung dia diem khong the bo qua khi di du lich tay Hớn hở tìm nhau 净土网络 Muốn giảm cân hãy ăn 全龍寺 結制