Hòa thượng Thích Trí Tịnh kể rằng khi Ngàicòn là một Tăng sinh,trên đường ra Huế cầu học chỉ mặc trong người một bộ đồ cũ. Lúc ghé vào một chùa Ni nọ xin cơm ăn, mọi người đều không biết Ngài là “chú nào”. Nhưng sau khi Ngài làm nên đạo nghiệp rồi, có danh tiếng rồi thì vị Ni ấy đã hối tiếc rằng lúc đó sao không cúng dường cho một vị Cao tăng tương lai một hai bộ đồ để đi đường.

	Đóa hoa Phật pháp

Đóa hoa Phật pháp

Hòa thượng Thích Trí Tịnh kể rằng khi Ngài còn là một Tăng sinh, trên đường ra Huế cầu học chỉ mặc trong người một bộ đồ cũ. Lúc ghé vào một chùa Ni nọ xin cơm ăn, mọi người đều không biết Ngài là “chú nào”. Nhưng sau khi Ngài làm nên đạo nghiệp rồi, có danh tiếng rồi thì vị Ni ấy đã hối tiếc rằng lúc đó sao không cúng dường cho một vị Cao tăng tương lai một hai bộ đồ để đi đường.

Điều này làm ta nhớ đến một câu thơ rằng "Mười năm đèn sách không ai biết, một thuở công thành thiên hạ tri”. Thường thì khi có “hào quang” rồi thì mọi người mới nhìn thấy, nhưng có ai biết được quãng thời gian đèn sách trước đó, những khó khăn  rất có thể làm họ chùn bước, bỏ cuộc… Trong bài báo nhỏ này tôi xin được đề cập đến trường hợp của một Ni sinh mà những chịu đựng của cô không khỏi khiến người ta đồng cảm. Ni sinh Thích nữ Trung Nhã.

Cô Trung Nhã quê ở huyện Chợ Gạo, năm 12 tuổi xuất gia ở chùa Sắc tứ Linh Thứu thuộc huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang. Cô là một người nhỏ bé, ít nói (nhưng hay cười), siêng năng làm việc và chăm chỉ học hành. Sau khi xuất gia, Trung Nhã vẫn tiếp tục học chương trình phổ thông. Trước đó, Nhã học tới lớp năm thì nghỉ do nhà nghèo không có tiền đóng học phí và cũng để ở nhà phụ mẹ nuôi em. Được tiếp tục đi học, Nhã học rất giỏi (mà viết chữ cũng đẹp nữa). Những tưởng cuộc sống tu học như thế sẽ trôi qua êm đềm, nào ngờ bao nhiêu là chuyện bất hạnh, đau buồn liên tiếp xảy ra lên cơ thể và tâm hồn của người Ni trẻ.

Đầu tiên là mất thầy. Lúc đó cô mới học lớp 10. Có thể nói đối với người xuất gia thì thầy như cha mẹ. Còn đối với một cô tiểu như thế thì thầy còn là nơi nương tựa an toàn duy nhất. “Khi thầy còn sống thầy dạy mình phải học cái gì, làm cái gì… nhưng khi thầy mất rồi thì mình không biết tương lai ra sao. Đó là chưa kể tới chuyện…, cô nhìn tôi cười chúm chím rồi ngập ngừng nói… chuyện không có chiền(tiền) nữa”.  Quả thật,  sau khi thầy mất không bao lâu thì bảy đứa chóp cùng trang lứa với Nhã lúc đó có một vài đứa đã bỏ học, ra đời; nhưng Nhã thì vẫn cố gắng học hết lớp 12 theo lời dặn của thầy trước lúc lâm chung.

Gia đình Trung Nhã gồm có bốn  người: mẹ(ba cô theo vợ bé từ khi cô mới lên năm), Nhã và hai đứa em gái. Khi Nhã học Trung cấp Phật học thì thình lình nhận được tin mẹ trên đường mưu sinh đã bị xe đụng nhẹp cột sống, phải nằm viện mấy tháng trời. Bệnh mẹ chưa khỏi hẳn thì một tai biến khác ập tới cho gia đình cô, Thủy, em kế cô bị tai nạn qua đời đột ngột. Mẹ Nhã như điên như dại. Nhưng khó xử nhất chính là bản thân cô. Phải làm sao đây giữa hai nẻo đường, tiếp tục tu theo ý nguyện hay trở về nuôi mẹ theo ý của những người trong dòng họ? Tiếp tục tu thì không yên tâm về mẹ ở nhà. Nhưng bỏ tu thì cô… "cửa thiền đã bén muối dưa, mùi thiền ăn mặc đã ưa nâu sồng”?

Nhưng khó khăn mấy rồi cũng vượt qua, cái mà Nhã phải chống chọi thường xuyên chính là bệnh tật. Cô bị viêm gan siêu vi B, C. Cô vốn là người có thể chất yếu ớt, đã ăn uống thiếu thốn (nhớ thời đó không dễ gì có được một lon sữa ông Thọ mà uống), lại gặp nhiều chuyện đau buồn như thế nên càng trở nên tiều tụy, xanh xao. Cô bị cơn bệnh hoành hành, nhiều khi đến ngất xỉu. Mặc dù vậy, nhưng Trung Nhã vẫn không ngừng tinh tấn tu học. Biết mình nghiệp chướng nặng nề nên cô năng sám hối. Và cô đã hoàn tất khóa Trung cấp Phật học(tỉnh Tiền Giang) thuộc loại khá. Đó là một kết quả đáng khích lệ mà không phải ai ở vào hoàn cảnh đó cũng có thể làm được.

Học xong trung cấp, nhiều người khuyên Nhã nghỉ học với lý do: “Sắp chết mà không lo tu, đua đòi lên thành phố học thì được gì”. Có lẽ bản thân cô cũng nghĩ như vậy nên đã về một ngôi chùa quê ở Chợ Gạo để… ẩn tu.

- Thế tại sao năm 2006 Nhã lại quyết định thi cao cấp? Tôi hỏi.

- Thấy sống hoài mà nó không chịu chết nên đi thi đại. Nhã cười  nói.

Trong cuốn nhật ký của Nhã có đoạn viết: “… mình  lại mang nhiều chứng bệnh, trong đó có bệnh nan y làm ảnh hưởng không ít đến việc học. Mình bị xỉu hoài. Thôi thì ráng học hết trung cấp rồi về chùa tu đủ rồi, không tiếp tục học nữa. Hãy an phận mình, đừng chạy theo chúng bạn mà khổ… Rồi mình trở về chùa trong khi các bạn thi vào Đại học Phật giáo. Hai năm trôi qua mình  về chùa cũng không bớt bệnh mà nhớ trường lớp quá. Thời gian ấy cũng chẳng làm nên tích sự gì. Càng thấy mình thiếu trách nhiệm với Phật pháp. Thế là mình quyết định thi vào đại học. Không biết sức khỏe mình ra sao nhưng  mình vẫn kiên quyết đi học”. Cũng xin nói thêm rằng, theo tôi được biết, việc Trung Nhã chùn bước vào Phật học viện, ngoài vấn đề “sức không đủ  thở thì lấy đâu học” còn có nguyên nhân từ bên ngoài nữa. Rất ngạc nhiên làm sao là đã thế kỷ XXI rồi mà ở một số nơi, việc Tăng Ni đi lên thành phố học bị coi là một sự đua đòi, hãnh tiến. Đó cũng là một áp lực làm Nhã chùn bước, vì “Nghe nói học cao cấp khó lắm. Nếu lỡ học không nỗi giữa chừng mà quay về thì người ta cười cho”, Nhã nói. Nhưng mà khi mùa xuân đang tràn ngập ngoài kia thì  ai cấm được những bông hoa chanh trắng tinh vượt ra ngoài bờ tường để mà nở, mà tỏa hương. Chính sự ham hiểu biết, lòng khao khát chân lý cộng với trào lưu học tập đang ngày càng diễn ra mạnh mẽ của Tăng Ni trẻ đã thúc giục Nhã ra đi. Vượt lên  tất cả những trái ngang của bản thân và dư luận, người Ni trẻ ấy đã quyết định tiếp tục con đường học vấn dang dở của mình. Và mặc dù “sức khỏe không có, mỗi lần làm bài luận  tập trung suy nghĩ, thức khuya con mệt lắm, nhiều lúc cũng thối chí”,  nhưng  cô vẫn thấy rằng sự lựa chọn của mình là đúng đắn, cuộc đời đang thay đổi theo chiều hướng tích cực, ít nhất là trong nhận thức: “Trước khi đi học con có cách nhìn khác, và bây giờ con lại có cách nhìn khác. Trước kia con mặc cảm, chán nản, buồn tủi. Nhưng bây giờ, nhờ học hiểu thêm giáo lý Phật nên con bớt khổ và có được niềm tin, nghị lực… Dẫu bệnh thể xác không phải sẽ hết một sớm một chiều và không biết con có đi trọn cho đến ngày ra trường đại hoc không, nhưng tinh thần con  rất bình an, hạnh phúc…”. Đó là hạnh phúc của người đã nhận ra lẽ sống, ý nghĩa cuộc đời. Rằng cuộc đời có những mảng tối sáng. Nếu ta hướng về phía ánh sáng thì bóng tối sẽ lùi lại phía sau. Và hiện Nhã đã là sinh viên năm hai rồi. Đến đây tôi chợt nhớ đến một đoạn văn rất hay nói về tuổi trẻ như sau:

 “Không ai già chỉ vì số tháng năm, mà chúng ta già vì từ bỏ lý tưởng của chúng ta. Tháng năm có thể làm cho da nhăn, còn từ bỏ sự hăng hái làm tâm hồn ta nhăn lại. Sự âu sầu sợ hãi mất tự tin làm cho lòng ta chùn xuống và biến tinh thần ta thành cát bụi.

Dù 60 hay 16 tuổi, trong mỗi trái tim con người đều có niềm say mê cái lạ, đều có ước muốn kỳ lạ trẻ thơ đối với cái sắp tới và niềm vui với trò chơi cuộc sống.

Giữa tim bạn và tim tôi đều có một trạm vô tuyến. Bao giờ nó còn nhận được tín hiệu của cái đẹp, của hy vọng, của vui tươi, can đảm và sức mạnh từ tha nhân và từ vô tận thì bấy giờ ta còn trẻ. Khi những chiếc cầu tín hiệu ấy bị đổ, tâm trí bạn bị bao phủ bởi một lớp tuyết cay độc và lớp băng bi quan, thì khi ấy bạn đã già, dù mới 20. Còn nếu chiếc cầu tín hiệu ấy còn giương cao để bắt làn sóng của sự lạc quan thì vẫn hy vọng là bạn rất trẻ dù chết ở tuổi tám mươi”.

Nếu như  Đức Khổng Tử nói: Sáng nghe đạo, chiều có chết cũng vui (Triêu văn đạo tịch tử khả hỷ), thì cái học Phật pháp cũng thế:

Dù sống đến trăm năm

Không được nghe Chánh pháp

Không bằng sống một ngày

Pháp tối thượng được nghe”.

 Học tới nơi tới chốn để ra phục vụ Phật pháp thì quá tốt, nhưng nếu không được như vậy thì cũng có sao đâu. Vì bản thân việc học Phật pháp đã là tối thượng rồi, cho nên học một ngày để thấy đời ta có ý nghĩa một ngày.

Khi tôi viết bài này thì Trung Nhã đang nuôi mẹ bị u não ở Bệnh viện Chợ Rẫy. Nhưng tôi tin rằng Nhã sẽ vượt qua được như cô đã từng làm. Và trường hợp của Nhã, tuy rằng không phải Tăng Ni nào cũng như thế, cho phép ta có cái nhìn lạc quan về tương lai của Phật giáo, nhất là Ni giới. Nếu như tất cả Tăng Ni của chúng ta thấy được ý nghĩa, giá trị của sự học Phật, cũng như không vì khó khăn gì mà chùn bước thì tôi tin rằng Phật pháp nước nhà sẽ ngày càng tươi đẹp như hoa nở mùa xuân vậy. Mong thay.

HỮU HUỆ


Về Menu

Đóa hoa Phật pháp

hãy sống và yêu thương vì cuộc đời Táo tàu vị thuốc quý món ăn ngon cua Điều cần biết khi ăn cà chua sống sao luận về vấn đề phóng sanh lua Một vài lưu ý sức khỏe khi đi lễ chùa đa buddhamitra với đa buddhamitra Tử ón phap Món gi the nhap con duong la giai phap man chua thanh mai nghiem ve nhan quatu viet chi va viet muc phật giáo việt nam nhung dieu phai nu can biet khi di pháp luật triều lý chịu ảnh hưởng entry Chữa bệnh bằng âm nhạc Tìm trong một cõi ăn chay lo cay va con rua mu tuoi lß Hình tượng Phật Rắn Lễ húy kỵ cố Ni trưởng khai sơn tổ de khong me tin phai co chanh tin tức bテケi buong bo 7 dieu nayde co cuoc song thanh than Chí xuất trần của Trưởng lão Ni Đại Vu lan nhớ má 21 tiến trình phổ quát hạnh phúc nào cho con Vu lan nhớ má tín dòng Bạn đọc viết Vườn Lâm tỳ ni của thời bàn ß mùa bão Chỉ Vui ý nghĩa của nghi lễ và tấm trì ngũ giới 5 tan o thai lan