Bát nhã là từ phiên âm từ chữ Prajñā và nó có nghĩa là Trí tuệ, quán sát, suy nghĩ phân biệt rõ ràng, thấy được sự biến hóa, hình thành căn bản của muôn loài, để đưa đến trí hiểu biết chân chánh và đúng đắn
Đôi điều tham khảo về bốn chữ "Bát Nhã Tâm Kinh"

Bát nhã là từ phiên âm từ chữ Prajñā và nó có nghĩa là: Trí tuệ, quán sát, suy nghĩ phân biệt rõ ràng, thấy được sự biến hóa, hình thành căn bản của muôn loài, để đưa đến trí hiểu biết chân chánh và đúng đắn.

Vài dòng tham khảo bốn chữ Bát Nhã Tâm Kinh qua bốn chữ : प्रज्ञा    पारमिता    हॄदय   सूत्रं  |   Prajñā  Pāramitā  Hṝdaya  Sūtraṃ trong Phạn ngữ . TS Huệ Dân.

प्रज्ञापारमिताहृदयसूत्रम्  hay  प्रज्ञा   पारमिता    हॄदय   सूत्रं   hoặc प्रज्ञा   पारमिता    हृदयम्    सूत्र |

Prajñāpāramitāhṛdayasūtram.

Hay Prajñā  pāramitā  hṝdaya  sūtraṃ hoặc Prajñā pāramitā hṛdayam sūtra.

Prajñā ( Phạn, Devanāgarī : प्रज्ञा ), có gốc từ chữ Pra  ( प्र ) và chữ Jñā ( ज्ञा ) ghép lại. Pra  ( प्र ) là tiếp đầu ngữ và nó có nghĩa là: hướng về phiá trước, khởi đầu, trước…

Jñā (ज्ञा) là động từ căn √ jñā, thuộc nhóm 9 và nó có những nghĩa được biết như sau:biết, có kiến thức, muốn biết, nhận thức được, tự nhớ, học, hiểu biết… Những tiếp đầu ngữ thường đi kèm với nó là: anu (अनु), abhi (अभि), ava ( अव ), ā ( आ ), pari ( परि ), pra ( प्र ), prati ( प्रति ), vi ( वि ), sam ( सम् ).

Bát nhã là từ phiên âm từ chữ Prajñā và nó có nghĩa là: Trí tuệ, quán sát, suy nghĩ phân biệt rõ ràng, thấy được sự biến hóa, hình thành căn bản của muôn loài, để đưa đến trí hiểu biết chân chánh và đúng đắn. Trong tinh thần Phật học, Bát nhã thường được xem như gốc ánh sáng rực rỡ, như ngọn đèn, như mặt trăng, như mặt trời, có sức mạnh phá tan được Vô minh.

Pāramitā là chủ cách số ít trong bảng biến cách của thân Pāramitā ở dạng nữ tính. Nó được ghép lại từ chữ  Pāram ( पारम् ) và Itā ( इता ). Pāram là chủ cách số ít trong bảng biến cách của thân Pāra ở dạng trung tính.

Pāra ( पार ) có gốc từ động từ căn √ pṛ (√ पृ, thuộc nhóm 3). √ pṛ có những nghĩa được biết như sau: cứu giúp, bảo vệ, vượt qua, đi xuyên qua, trèo lên… Pāra ( पार ) có nghĩa là cạnh đối lập, đối lập, phần cuối, giới hạn, mục tiêu…

Pāraṃ gam (पारं गम्) có nghĩa là đạt tới cái gì đó. Pāraṃ nī ( पारं नी ) có nghĩa là hoàn thành, kết thúc.

Itā là chủ cách số ít trong bảng biến cách của thân Itā ở dạng nữ tính. Itā là quá khứ phân từ của động từ i (इ).

Động từ căn √ i (√इ, thuộc nhóm 2) và nó có những nghĩa được biết như sau: đi, đi đến, đi hướng về phía nào đó, đến, đến từ điểm nào đó, nắm được, đạt tới, xuất hiện, trở thành… Những tiếp đầu ngữ thường đi kèm với nó là: ati (अति), adhi (अधि), anu (अनु), antar (अन्तर्), apa (अप), abhi (अभि), ava (अव), ā (आ), ut (उत्), upa (उप), ni (नि), parā (परा), pari (परि), pra (प्र), prati (प्रति), vi (वि), sam (सम्).

Itā có nghĩa là: lối đi, hành lang, đường có trồng cây hai bên. Ita (इत) là thì mệnh lệnh dùng theo số nhiều ở thời chủ động, trong bảng chia động từ i của tiếng Phạn (इ). Xem bảng dưới đây:

Thì chủ động                           Số ít                 Số đôi                   Số nhiều

Ngôi thứ nhất                   Ayāni  अयानि    Ayāva  अयाव          Ayāma   अयाम

Ngôi thứ hai                      Ihi   इहि             Itam   इतम्                  Ita   इत

Ngôi thứ ba                        Etu  एतु                Itām  इताम्              Yantu    यन्तु

 

Pāramitā thường được người ta dịch là đến bờ bên kia.

Hṝdaya (हॄदय) Hṛdaya (हृदय) là hô cách số ít trong bảng biến cách của thân Hṛdaya ở dạng trung tính.

Hṛdaya là từ ghép từ chữ Hṛd (हृद्) và âm đuôi –Ya (॰य). Hṛdaya có những nghĩa được biết như sau: trái tim, tình cảm,ý thức, tinh thần, cảm tính, cảm tưởng, cảm giác, thông minh… Hṛdayam (हृदयम्) là chủ cách và cũng là đối cách số ít của thân Hṛdaya.

Hṛd (हृद्) thân từ của nó thuộc trung tính và nó có nghĩa là: con tim, tấm lòng, tình cảm, trung tâm, ngực…

Ya (य) hay Yā (या) là đại từ tương ứng và nó có nghĩa là ai, người nào, điều ấy…

Yaḥ kaścid (यःकश्चिद्) có nghĩa là bất cứ ai hay người nào…Yo yaḥ (योयः) : tất cả những ai…

Sūtra (सूत्र) là hô cách số ít trong bảng biến cách của thân Sūtra ở dạng trung tính.

Sūtra là từ ghép từ chữ Sīv (सीव्) và Tra (त्र). Sūtra có những nghĩa được biết như sau: Hòa bình,  sợi dây, dây nhỏ, dây, sợi, hàng, dãy, bậc, lối, vòng bao quanh, vòng đai, vành đai, đường viền ngang (ở tường), mép (của đồng tiền), dải ven bờ (địa chất, địa lý), sợi dây thiêng liêng,  quy ước đọc trong các nghi lễ, vạch đường, đường kẻ, đường đi, tuyến, Hàng, dòng (chữ); câu (thơ), phác thảo, kế hoạch. Sūtram là chủ cách và cũng là đối cách số ít của thân Sūtra.

Động từ căn√ sīv (√ सीव्),  là động từ thuộc nhóm [4], và nó có những nghĩa được biết như sau : May, đan, khâu, kết lại.–Tra (॰त्र) là thân ghép được dùng làm biến dạng cho trạng từ, chỉ nơi chốn, hay làm dụng cụ…

Trên mặt tổng quát chữ Sūtra của Phạn ngữ thường đựợc dịch là Kinh và nó mang hàm ý dùng để diển đạt cho một chuỗi của các quy tắc hay những cách ngôn, bao hàm và dung chứa tượng trưng cho những ý nghĩa khác biệt hay những định nghĩa về sự vật, sự việc có mang tính chất nguyên lý triết học, đạo đức, văn học trong xã hội của con người, được truyền lại bằng lời nói hoặc bằng văn bản vắn tắt đơn giản dễ ghi nhớ. Đây là một hình thức, người ta thường dùng trong các nghi lễ và nó được truyền lại  từ thế hệ này sang thế hệ bằng miệng.

Chữ Kinh trong Phật học, thường được xem như những chủ đề hay dòng chứa các hình thức hướng dẫn mang tính đạo đức, qua những lời thuyết giảng của Đức Phật, bằng những ẩn dụ khác nhau trong đời sống xã hội, để giúp cho con người tự chính mình, tự tìm ra những cái thiện sẳn có bên trong, mà xây dựng những điều tốt đẹp cho cuộc sống của mình, cũng như cho người, trong tinh thần từ bi, vô ngã, vị tha.

Trong một ý nghĩa sâu sắc hơn, Kinh Phật là biểu thị sự viên mãn hoàn toàn thực tại của vũ trụ, mà dường như tầm nhìn của con người chưa đạt được sự hoàn hảo của nó.

Kể từ khi Ánh sáng giác ngộ và Tuệ trí siêu việt của đức Phật bừng lên dưới gốc cây Bồ Đề, thì Bát nhã tâm kinh bốn chữ được phiên âm hay dịch ra từ bốn chữ Phạn này Prajñā  pāramitā  hṝdaya  sūtraṃ, được xem là một trong những bài kinh khai thị vi diệu của Đức Phật đã để lại cho người con Phật và dành cho những ai thích khám phá ra con đường giải thoát, từ một kinh nghiệm thực chứng của Ngài, một vị Phật đã tự mình giác ngộ.

TS Huệ Dân (info@buddhasa.com)


Về Menu

đôi điều tham khảo về bốn chữ

moi hieu duoc nhung dieu nhu the dung doi den khi co tien moi bao hieu cho cha me khi người ta không có tiền khi nguoi ta khong co tien me Ẩm thực văn hóa đừng đợi đến khi có tiền mới báo hieu tai sao tat ca tu si phat giao viet nam deu lay Ăn canh khổ qua thì khổ có qua 霊園 横浜 bất tùy phân biệt mới hiểu được những điều như 曹村村 a friend dinh nghia qua 24 chu cai 梵僧又说 我们五人中 cuon sach vo cung y nghia 五戒十善 Khảo chứng mới về cuộc đời Lục Tổ câu chuyện tìm phật ở đâu Cải thiện công việc bằng chánh niệm happy book hanh phuc moi ngay mới 五観の偈 曹洞宗 hãy dừng lại mỗi ngày để cùng kiến Để chạy bộ đúng cách cuốn sách vô cùng ý nghĩa Cháo gạo lứt hột mè tốt cho sức khỏe 弥陀寺巷 happy book hạnh phúc mỗi ngày Ăn chay trường có suy dinh dưỡng hay dung lai moi ngay de cung kien tao binh an Bằng Ï hãy đến với mọi người hay den voi moi nguoi câu chuyện về bát nước của ngài a nan Khám phá mới nhất của Khoa học về 父母呼應勿緩 事例 Hồi ức một quận chúa Kỳ 1 Mối năm mới bàn về việc chuyển đổi vận Khám phá mới về các chất chống lão Giải mối oan khiên nam moi ban ve viec chuyen doi van menh Nhập định để được thanh thoát イス坐禅のすすめ Mỗi ngày nên ăn nhiều rau củ quả Cảm nhận một góc quê 聖道門 浄土門 thuyet phap theo duy ma 法事案内 テンプレート 七五三 大阪 白佛言 什么意思