Đại lão Hòa thượng Thích Huyền Quang, viện chủ tu viện Nguyên Thiều, bậc trưởng lão tôn túc của PG tỉnh Bình Định, sau thời gian lâm trọng bệnh đã thu thần viên tịch lúc 13 giờ 15 phút ngày 5-7-2008 (mùng 3-6 Mậu Tý), tại tu viện Nguyên Thiều, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định, trụ thế 89 tuổi, pháp lạp 69 năm.

Đôi dòng về Cố đại lão HT Thích Huyền Quang

Đại lão Hòa thượng Thích  Huyền Quang, viện chủ  tu viện Nguyên Thiều,  bậc trưởng lão tôn túc của PG tỉnh Bình Định, sau thời gian lâm trọng bệnh đã thu thần viên tịch lúc 13 giờ 15 phút ngày 5-7-2008 (mùng 3-6 Mậu Tý), tại tu viện Nguyên Thiều, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định, trụ thế 89 tuổi, pháp lạp 69 năm.

Lễ nhập kim quan lúc 8 giờ, ngày 6-7-2008 (mùng 4 tháng 6 năm Mậu Tý) tại tu viện Nguyên Thiều, xã Phước Hiệp, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định.

Lễ cung nghinh kim quan nhập bảo tháp lúc 7 giờ ngày 11-7-2008 (mùng 9 tháng 6 năm Mậu Tý) trong khuôn viên tu viện Nguyên Thiều.

Theo thông báo của Thường trực BTS THPG Bình Định, để thể hiện sự kính ngưỡng đối với bậc tôn túc trưởng lão, BĐD PG các huyện, thành phố; chư tôn đức Tăng Ni các tu viện, tịnh xá, tịnh thất, niệm Phật đường; chư thiện nam tín nữ cư sĩ Phật tử, Gia đình Phật tử trong toàn tỉnh; Tăng Ni sinh Trường TCPH Bình Định tạm dừng các công tác Phật sự, vân tập về tu viện Nguyên Thiều, xã Phước Lộc, huyện Tuy Phước tham gia hộ niệm, cầu nguyện, góp phần công đức cho tang lễ được thành tựu viên mãn.

Ðại lão Hòa thượng Thích Huyền Quang sinh ngày 19 tháng 9 năm 1919, tại xã Nhơn An, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định, xuất thân trong một gia đình sống về nghề nông và tiểu thương. Ngài đã theo đuổi việc học liên tục từ lúc 6 tuổi cho đến 26 tuổi. Thuở nho hấp thụ nền văn hóa Khổng Mạnh, cho đến năm 13 tuổi ngài xuất gia. Ngài đã từng đi nhiều nơi và hiểu biết tường tận cả hai miền Trung và Nam Việt Nam.

Trong thời gian này, ngài theo học với quý Hòa thượng Chí Tâm, Hòa thượng Bích Liên, các sư huynh Huyền Chiếu, Bảo Phong... Đến năm 1939, ngài học tại Phật học đường Lưỡng Xuyên, tỉnh Trà Vinh. Sau đó ngài được theo học và tốt nghiệp tại Phật học đường Báo Quốc - Huế.

Sau khi hoàn tất chương trình đại học Phật giáo, vào năm 1945, ngài tham gia phát động và lãnh đạo phong trào Phật giáo Cứu quốc tại Bình Định và Liên khu V (gồm các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định và Phú Yên)…

Sau Hiệp định Genève năm 1954, ngài được cung thỉnh làm Giám đốc Tăng học đường Trung Phần tại Nha Trang những năm 1955-1957, và trong thời gian này ngài được mời làm Tổng Thư ký Phật học viện Hải Đức - Nha Trang.

Năm 1958, ngài giữ chức Phó Hội trưởng Hội Phật giáo Trung Phần kiêm Hội trưởng Phật giáo tỉnh Thừa Thiên.

Năm 1962, ngài trở về Bình Định, giữ chức vụ Hội trưởng Phật giáo tỉnh Bình Định. Cũng trong thời gian này, ngài và chư Tăng trong tỉnh thành lập cơ sở đào tạo Tăng Ni tỉnh nhà và các tỉnh lân cận. Phật học viện Nguyên Thiều được thành lập, ngài được cung thỉnh làm Giám viện.

Cũng từ năm 1962, ngài cùng các bậc tôn túc lãnh đạo cuộc đấu tranh chống kỳ thị tôn giáo dưới thời Ngô Đình Diệm tại Bình Định, sau đó làm Thư ký Ủy ban Liên phái Bảo vệ Phật giáo. Ngài bị bắt giam ngày 20-8-1963 tại Sài Gòn và được trả tự do sau ngày chính quyền Ngô Đình Diệm sụp đổ. Năm 1964, ngài nắm giữ chức vụ Tổng Thư ký Viện Hóa đạo GHPGVNTN và tham dự nhiều hội nghị, hội thảo PG quốc tế tổ chức tại Tokyo 1970, Geneva 1973, Bruxelles 1974 v.v...

Sinh thời, HT.Thích Huyền Quang đã dịch và sáng tác nhiều tác phẩm có giá trị như: - Thiền môn chánh độ; - Sư Tăng và thế nhơn; - Nghi cúng chư Tổ và chư vị cao tăng; - Đạo tràng công văn tân soạn ; - Thiếu thất lục môn; - Phật pháp hàm thụ, v.v...

P.V


Về Menu

Đôi dòng về Cố đại lão HT Thích Huyền Quang

vẠThiền Vipassana một nghệ thuật sống Điều hoa sinh khi giua chon gia lam binh lang loi gioi thieu Mật ong có tác dụng kháng khuẩn mạnh niềm çš Danh hiệu Avalokiteśvara trong Tịnh Độ Một giọt nước một mầm cây 即刻往生西方 tổng quan về quán đỉnh phần 2 Cà chua đức phật đi giữa mùa xuân ly Mỗi ngày bạn cần ngủ bao nhiêu là mot トo Ý nghĩa phước và chuyển phước cổ n vạn Về Thái Bình Chùa Tây Khánh tưởng niệm BÃo Trang nghiêm tưởng niệm Tổ sư Minh đò lợi ích của thiền vipassana cho bản thân Ăn chay giúp giảm nguy cơ ung thư tuyến 五戒十善 簡単便利 戒名授与 水戸 thuat ngu kasaya phien nao làm giàu như thế nào để không mất 迴向 意思 別五時 是針 皈依是什么意思 築地本願寺 盆踊り 饒益眾生 Sống bình an và hiến tặng bình an おりん 木魚のお取り寄せ 饿鬼 描写 度母观音 功能 使用方法 七五三 大阪 いいお墓 金沢八景 樹木葬墓地 Chia nhỏ bữa ăn giúp ăn ngon miệng và tuc ゆいじょごぎゃくひほうしょうぼう お仏壇 お供え 曹村村 色登寺供养 随喜 仏壇 おしゃれ 飾り方