Đại lão Hòa thượng Thích Huyền Quang, viện chủ tu viện Nguyên Thiều, bậc trưởng lão tôn túc của PG tỉnh Bình Định, sau thời gian lâm trọng bệnh đã thu thần viên tịch lúc 13 giờ 15 phút ngày 5-7-2008 (mùng 3-6 Mậu Tý), tại tu viện Nguyên Thiều, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định, trụ thế 89 tuổi, pháp lạp 69 năm.

Đôi dòng về Cố đại lão HT Thích Huyền Quang

Đại lão Hòa thượng Thích  Huyền Quang, viện chủ  tu viện Nguyên Thiều,  bậc trưởng lão tôn túc của PG tỉnh Bình Định, sau thời gian lâm trọng bệnh đã thu thần viên tịch lúc 13 giờ 15 phút ngày 5-7-2008 (mùng 3-6 Mậu Tý), tại tu viện Nguyên Thiều, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định, trụ thế 89 tuổi, pháp lạp 69 năm.

Lễ nhập kim quan lúc 8 giờ, ngày 6-7-2008 (mùng 4 tháng 6 năm Mậu Tý) tại tu viện Nguyên Thiều, xã Phước Hiệp, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định.

Lễ cung nghinh kim quan nhập bảo tháp lúc 7 giờ ngày 11-7-2008 (mùng 9 tháng 6 năm Mậu Tý) trong khuôn viên tu viện Nguyên Thiều.

Theo thông báo của Thường trực BTS THPG Bình Định, để thể hiện sự kính ngưỡng đối với bậc tôn túc trưởng lão, BĐD PG các huyện, thành phố; chư tôn đức Tăng Ni các tu viện, tịnh xá, tịnh thất, niệm Phật đường; chư thiện nam tín nữ cư sĩ Phật tử, Gia đình Phật tử trong toàn tỉnh; Tăng Ni sinh Trường TCPH Bình Định tạm dừng các công tác Phật sự, vân tập về tu viện Nguyên Thiều, xã Phước Lộc, huyện Tuy Phước tham gia hộ niệm, cầu nguyện, góp phần công đức cho tang lễ được thành tựu viên mãn.

Ðại lão Hòa thượng Thích Huyền Quang sinh ngày 19 tháng 9 năm 1919, tại xã Nhơn An, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định, xuất thân trong một gia đình sống về nghề nông và tiểu thương. Ngài đã theo đuổi việc học liên tục từ lúc 6 tuổi cho đến 26 tuổi. Thuở nho hấp thụ nền văn hóa Khổng Mạnh, cho đến năm 13 tuổi ngài xuất gia. Ngài đã từng đi nhiều nơi và hiểu biết tường tận cả hai miền Trung và Nam Việt Nam.

Trong thời gian này, ngài theo học với quý Hòa thượng Chí Tâm, Hòa thượng Bích Liên, các sư huynh Huyền Chiếu, Bảo Phong... Đến năm 1939, ngài học tại Phật học đường Lưỡng Xuyên, tỉnh Trà Vinh. Sau đó ngài được theo học và tốt nghiệp tại Phật học đường Báo Quốc - Huế.

Sau khi hoàn tất chương trình đại học Phật giáo, vào năm 1945, ngài tham gia phát động và lãnh đạo phong trào Phật giáo Cứu quốc tại Bình Định và Liên khu V (gồm các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định và Phú Yên)…

Sau Hiệp định Genève năm 1954, ngài được cung thỉnh làm Giám đốc Tăng học đường Trung Phần tại Nha Trang những năm 1955-1957, và trong thời gian này ngài được mời làm Tổng Thư ký Phật học viện Hải Đức - Nha Trang.

Năm 1958, ngài giữ chức Phó Hội trưởng Hội Phật giáo Trung Phần kiêm Hội trưởng Phật giáo tỉnh Thừa Thiên.

Năm 1962, ngài trở về Bình Định, giữ chức vụ Hội trưởng Phật giáo tỉnh Bình Định. Cũng trong thời gian này, ngài và chư Tăng trong tỉnh thành lập cơ sở đào tạo Tăng Ni tỉnh nhà và các tỉnh lân cận. Phật học viện Nguyên Thiều được thành lập, ngài được cung thỉnh làm Giám viện.

Cũng từ năm 1962, ngài cùng các bậc tôn túc lãnh đạo cuộc đấu tranh chống kỳ thị tôn giáo dưới thời Ngô Đình Diệm tại Bình Định, sau đó làm Thư ký Ủy ban Liên phái Bảo vệ Phật giáo. Ngài bị bắt giam ngày 20-8-1963 tại Sài Gòn và được trả tự do sau ngày chính quyền Ngô Đình Diệm sụp đổ. Năm 1964, ngài nắm giữ chức vụ Tổng Thư ký Viện Hóa đạo GHPGVNTN và tham dự nhiều hội nghị, hội thảo PG quốc tế tổ chức tại Tokyo 1970, Geneva 1973, Bruxelles 1974 v.v...

Sinh thời, HT.Thích Huyền Quang đã dịch và sáng tác nhiều tác phẩm có giá trị như: - Thiền môn chánh độ; - Sư Tăng và thế nhơn; - Nghi cúng chư Tổ và chư vị cao tăng; - Đạo tràng công văn tân soạn ; - Thiếu thất lục môn; - Phật pháp hàm thụ, v.v...

P.V


Về Menu

Đôi dòng về Cố đại lão HT Thích Huyền Quang

Phật giáo 人形供養 大阪 郵送 陀羅尼被 大型印花 菩提 HoẠ大法寺 愛西市 สรนาาใสย สงขฝลล 閼伽坏的口感 Xíu mại khoai 鼎卦 临海市餐饮文化研究会 thiền một nét đẹp văn hóa học 佛教名词 单三衣 梵僧又说 我们五人中 Kinh pháp hoa nhÃ Ä Ã³n quan the am Þ Gi盻 オンライン坐禅会 萬分感謝師父 阿彌陀佛 Ä Æ Æ u mét Chú お墓 更地 hôn บทสวด tức ï¾ ï¼ 唐朝的慧能大师 佛規禮節 Do 出家人戒律 経典 지장보살본원경 원문 Xuân Thiền 浙江奉化布袋和尚 Ï Làm sao biết chứng hiếu động 淨界法師書籍 Mẹ пѕѓ 人生七苦 Ñ Phật hoàng Trần Nhân Tông Dân đồng 梵唄 無量義經 五痛五燒意思