Tình Mẹ là một thứ tình thương thật bình thường, mộc mạc không khó hiểu, sâu xa, khúc mắc Vì tất cả mọi người ai cũng có Mẹ Ai cũng thấy Mẹ mỗi ngày có gì đâu là lạ Nhưng có một điều không phải bình thường dễ hiểu là mỗi người chỉ có mỗi một Mẹ mà thôi
Dòng sữa của mẹ - suối nguồn của tình yêu

Tình Mẹ là một thứ tình thương thật bình thường, mộc mạc không khó hiểu, sâu xa, khúc mắc. Vì tất cả mọi người ai cũng có Mẹ. Ai cũng thấy Mẹ mỗi ngày có gì đâu là lạ. Nhưng có một điều không phải bình thường dễ hiểu là mỗi người chỉ có mỗi một Mẹ mà thôi !  Nếu chẳng may có gì xãy ra với Mẹ, thì không ai có thể thay thế cho Mẹ được, cho dù có đi hết cả vòng trái đất để tìm.


“Ngàn đóa hồng thơm con kính dâng lên người, mẹ hiền.
Vu lan lại về xao xuyến tận đáy lòng chúng con
Một nhành hoa đơn sơ thay cho ngàn câu nói
Lòng trẻ chúng con luôn biết ơn mẹ hiền


Lòng hiếu thảo của Ngài đã được nhắc nhở, truyền tụng cách đây hơn hai ngàn năm trăm năm, mà bây giờ vẫn còn mãi, và có lẽ sẽ mãi mãi mà thôi.

Bởi hình ảnh hiếu hạnh cao đẹp như vậy, nên người Phật tử nào cũng đều ít nhiều nghĩ về Vu Lan trong mùa tháng bảy. Và hễ nghĩ về Vu Lan hẳn phải nghĩ về Mẹ. Nghĩ về Mẹ để được uống lại mật ngọt tình thương; nghĩ về Mẹ để được no đầy dòng sữa thương cảm.

"Dấu chấm" như những giọt cam lồ hay dòng sữa ngọt ngào của mẹ và bất kì ai sinh ra trên đời điều cần đến từng giọt tình thương đó. Dấu chấm ấy không bao giờ vắt cạn khô, bầy trẻ thơ ngây có thể tận hưởng nguồn suối mát ấy cho tới khi khôn lớn, như món quà có bấy nhiêu mẹ cũng dành cho cuộc đời và sự sống!

Tình Mẹ là một thứ tình thương thật bình thường, mộc mạc không khó hiểu, sâu xa, khúc mắc. Vì tất cả mọi người ai cũng có Mẹ. Ai cũng thấy Mẹ mỗi ngày có gì đâu là lạ. Nhưng có một điều không phải bình thường dễ hiểu là mỗi người chỉ có mỗi một Mẹ mà thôi ! Nếu chẳng may có gì xãy ra với Mẹ, thì không ai có thể thay thế cho Mẹ được, cho dù có đi hết cả vòng trái đất để tìm.

Do vậy tình thương Mẹ nghe thật đơn sơ nhưng không đơn sơ, nghe thật bình thường nhưng không bình thường, mà phải nói tình thương về Mẹ là huyền diệu, cao cả nhất trên thế gian nầy.
Trong Kinh Tương Ưng Bộ, đức Phật có nhắc nhở, dạy cho các vị Tỳ Kheo về công lao to lớn của Mẹ, ví qua những hình ảnh không thể nghĩ bàn: "Này các Tỳ Kheo, sữa Mẹ mà các thầy đã uống trong suốt quá trình cuộc sống luân hồi nhiều hơn nước trong đại dương".

“Mẹ hiền ơi! Bao năm an vui bên Mẹ
Nay Mẹ đã già, đàn con cũng đều khôn lớn
Xin nhớ mãi trong tim những lời ru thiết tha của Mẹ
khắc ghi trong cuộc đời ơn Mẹ biển trời mênh mông”


Có lúc con phải thốt lên “Chắp đôi tay lại để viết nên những dòng chảy của tình yêu bên Mẹ! thời gian sẽ qua đi nhưng Bóng Mẹ thân thương ấy, sẽ ẩn hiện trong mỗi tâm thức bình an cùng đi bên đời của con. Con lại nhìn thấy Mẹ một lần nữa trên mỗi con đường, trên đóa hoa hồng thắm tinh khôi".

Ðã biết về Mẹ, nhưng còn tình Cha thì sao? Tình Cha cũng lại vô cùng. Có ai mất Cha mà đã không buồn khóc chăng? Có ai đã dằn được xúc động khi bất chợt thoáng nhìn nét nhăn lo lắng hằn trên mặt của Cha vì buồn lo cho vợ con chăng? Và có ai lại không sung sướng khi được Cha xoa đầu thương nựng chăng?

"Công Cha như núi Thái Sơn, nghĩa Mẹ như nước trong nguồn chãy ra ..."

Vậy thì tình Mẹ càng sâu thì tình Cha càng rộng. Nhắc đến hai đấng sanh thành đức Phật lại dạy thêm, theo Kinh Tăng Chi:

"Này các Tỳ Kheo, Như Lai nói có hai hạng người khó thể trả ơn được là Mẹ và Cha. Này các Tỳ Kheo nếu để Cha Mẹ trên đôi vai suốt cả năm, đấm bóp, thoa xức, tắm rữa và dù Cha Mẹ có phóng uế trên người cũng không nhòm gớm, làm như vậy cũng chưa gọi là đền ơn tròn đủ..."

Và đã sinh ra giữa lòng cuộc đời, thì bất cứ ai cũng có một mái nhà, nơi đó luôn hiện hữu một tình thương chân thật, không điều kiện. Người mẹ nuôi con không biết đong đếm thời gian. Cứ mỗi lần ở xa về hay đi học về, con luôn nhìn vào gương mặt hiền thục, đầy ấm áp của mẹ thật lâu. Con thường trân quý sự có mặt của mẹ ở trong căn nhà, trong từng phút giây.

Đây cũng là cách con đón lấy tình thương của mẹ một cách sâu sắc hơn, như có một câu nói “Mẹ là cánh cửa tình thương bất tận”. Con cũng luôn nhớ về một làng quê bạt ngàn lúa chín, mùi thơm của cát trắng mà bao tháng ngày mẹ luôn chắc chiu nuôi dưỡng cho con nên người.

Lại có thêm về một định nghĩa “Em bé, trẻ nhỏ thương Mẹ, yêu Mẹ đã đành, mà người lớn, trưởng thành cũng thương Mẹ không kém em bé. Em nhỏ thương Mẹ để được gần Mẹ đòi quà, đòi bánh. Người lớn thương Mẹ, gần Mẹ để được ngắm, được nhìn.

Tình thương của em nhỏ bộc lộ rõ ràng. Tình thương của người lớn đối với Mẹ thì âm thầm, sâu kín. Em nhỏ giận Mẹ thì khóc. Người lớn giận Mẹ bỏ đi. Nhưng em nhỏ sẽ không khóc mãi và người lớn cũng phải quay về thăm Mẹ”.


Đó là cái hạnh phúc của mình là khi Mẹ còn sống, còn lắng nghe hơi thở. Chính ngày hôm nay, lòng biết ơn của tôi dành cho Mẹ thật nhiều, thật nhiều, nhiều lắm…! Một chén trà hay giọt mưa thơm, khi tôi biết ngồi yên để ngắm vầng mây trắng bay ngang và dáng Mẹ ẩn tàng trong ánh nắng bình minh. Xin giây phút đẹp nhất, vẫn là Mẹ đang hiện hữu như cánh sen thoang thoảng giữa đồng nội quê nhà.
 

Thích Pháp Bảo

 

Bài có sử dụng tư liệu từ kinh Vu Lan, Tình Mẹ của Hòa Thượng Hộ Giác, Học viện Buddhadhama xb, tr 83
 

 

Về Menu

dòng sữa của mẹ suối nguồn của tình yêu dong sua cua me suoi nguon cua tinh yeu tin tuc phat giao hoc phat

做人處事 中文 欲移動 ï¾ ï½ hot 念南無阿彌陀佛功德 大乘与小乘的区别 法事案内 テンプレート khói ¹ 念佛人多有福气 Chùa Bạch Sa 白骨观 危险性 惨重 buồn buồn vui vui Chùa Hoa Nghiêm ï¾ ï½½ 慈恩传 敕命玄奘法師充任上座 Chùa Tăng Quang 藏红色 忉利天 thien trong doi song dai tuong vo nguyen giap 涅槃御和讃 พนะปาฏ โมกข 一吸一呼 是生命的节奏 21 tien trinh pho quat 佛教讲的苦地 º º nạo 淨空法師 李木源 著書 4 cách hiệu quả giúp khởi động å åˆ å quan diem cua phat giao ve van de chuyen gioi Ä Æ 永宁寺 本事 佛 Phật お寺小学生合宿 群馬 Ä 五重玄義 白骨观全文 Mông sơn thí thực お墓の墓地 霊園の選び方 ÐÐÐ thiền 即刻往生西方 七之佛九之佛相好大乘 trương 静坐 赞观音文 Bên 有人願意加日我ㄧ起去