Cuộc sống vốn có sức hấp dẫn đến kì lạ và khi mải miết theo đuổi những điều hấp dẫn đó, chúng ta lại vội quên đi những điều tốt đẹp hơn Hãy học cách sống chậm lại, học yêu thương và thấu hiểu nhiều hơn để không hời hợt, để lắng nghe nhịp chảy của thời gi
Đức Đạt Lai Lạt Ma và 7 chữ Học

Cuộc sống vốn có sức hấp dẫn đến kì lạ và khi mải miết theo đuổi những điều hấp dẫn đó, chúng ta lại vội quên đi những điều tốt đẹp hơn. Hãy học cách sống chậm lại, học yêu thương và thấu hiểu nhiều hơn để không hời hợt, để lắng nghe nhịp chảy của thời gian, để nhận ra đúng - sai... Và để hiểu thêm về chính bản thân mình
Đức Đạt Lai Lạt Ma đã đi cùng thế giới, diễn giảng rất nhiều. Học làm người là việc học suốt đời chẳng thể nào tốt nghiệp được!

Đây là 7 bài học của ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA dạy:

1. Thứ nhất, “học nhận lỗi”.

Con người thường không chịu nhận lỗi lầm về mình, tất cả mọi lỗi lầm đều đổ cho người khác, cho rằng bản thân mình mới đúng. Thật ra không biết nhận lỗi chính là một lỗi lầm lớn.

2. Thứ hai, “học nhu hòa”.

Răng người ta rất cứng, lưỡi người ta rất mềm, đi hết cuộc đời răng người ta lại rụng hết, nhưng lưỡi thì vẫn còn nguyên. Cho nên cần phải học mềm mỏng, nhu hòa thì đời con người ta mới có thể tồn tại lâu dài được.

3. Thứ ba, ” học nhẫn nhục”.

Thế gian này nếu nhẫn được một chút thì sóng yên bể lặng, lùi một bước biển rộng trời cao. Nhẫn, vạn sự được tiêu trừ. Nhẫn chính là biết xử sự, biết hóa giải, dùng trí tuệ và năng lực làm cho chuyện lớn hóa thành nhỏ, chuyện nhỏ hóa thành không.

4. Thứ tư, “học thấu hiểu”.

Thiếu thấu hiểu nhau sẽ nảy sinh những thị phi, tranh chấp, hiểu lầm. Mọi người nên thấu hiểu thông cảm lẫn nhau, để giúp đỡ lẫn nhau. Không thông cảm lẫn nhau làm sao có thể hòa bình được?

5. Thứ năm, “học buông bỏ”.

Cuộc đời như một chiếc vali, lúc cần thì xách lên, không cần dùng nữa thì đặt nó xuống, lúc cần đặt xuống thì lại không đặt xuống, giống như kéo một túi hành lý nặng nề không tự tại chút nào cả. Năm tháng cuộc đời có hạn, biết buông bỏ thì mới tự tại được!

6. Thứ sáu, “học cảm động”.

Cảm động là tâm thương yêu, tâm Bồ tát, tâm Bồ đề; trong cuộc đời mấy mươi năm của tôi, có rất nhiều câu chuyện, nhiều lời nói làm tôi cảm động, cho nên tôi cũng rất nỗ lực tìm cách làm cho người khác cảm động.

7.  Thứ bảy, “học sinh tồn”.

Để sinh tồn, chúng ta phải duy trì bảo vệ thân thể khỏe mạnh; thân thể khỏe mạnh không những có lợi cho bản thân, mà còn làm cho gia đình, bạn bè yên tâm, cho nên đó cũng là hành vi hiếu đễ với người thân.
 
Tâm Minh Ngô Tằng Giao- Vườn hoa Phật giáo

Về Menu

đức đạt lai lạt ma và 7 chữ học duc dat lai lat ma va 7 chu hoc tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

每年四月初八 truoc Dự cảm về ngũ tịnh nhục loại thịt 簡単便利 戒名授与 水戸 陈光别居士 市町村別寺院数順位 皈依是什么意思 Làm gì để giảm rụng và mất tóc 川井霊園 雷坤卦 オンライン坐禅会で曹洞宗の教えを学ぶ 色登寺供养 随喜 천태종 대구동대사 도산스님 テ phat 佛教算中国传统文化吗 曹洞宗総合研究センター Phúc 供灯的功德 佛教教學 金宝堂のお得な商品 白骨观 危险性 Mỗi năm ก จกรรมทอดกฐ น nguồn gốc và đặc điểm của phật 迴向 意思 Nơi tĩnh tâm và không gian dừng lại お墓参り Huyền thoại tượng An Kỳ Sinh Công dụng tuyệt vời của một số 水子葬儀のお礼品とお祝いの方法 鎌倉市 霊園 hà tĩnh đại lễ vu lan báo hiếu chùa 荐拔功德殊胜行 อธ ษฐานบารม 福慧圆满的究竟佛是怎样成呢 墓地の販売と購入の注意点 Ngọt ngào tháng Tư Học 築地本願寺 盆踊り 必使淫心身心具断 Thức Ð ng vi phap chu dau tien cua giao hoi phat giao viet 蒋川鸣孔盈 己が身にひき比べて おりん 木魚のお取り寄せ คนเก ยจคร าน 即刻往生西方 梁皇忏法事