Ngày xưa lúc Phật còn tại thế, vua Lưu Ly mang đại binh đi đánh nước Ca tỳ la vệ vua cha của Đức Phật trị vì Phật từng đích thân đi gặp vua Lưu ly thỉnh cầu giải quyết hòa bình, nhưng cuộc
Đức Phật đã xử sự như thế nào khi chứng kiến cả dòng họ bị giết hại?

Ngày xưa lúc Phật còn tại thế, vua Lưu Ly mang đại binh đi đánh nước Ca-tỳ-la-vệ (vua cha của Đức Phật trị vì). Phật từng đích thân đi gặp vua Lưu-ly thỉnh cầu giải quyết hòa bình, nhưng cuộc “đàm phán” không thành. Vì định nghiệp khó tránh nên 500 người  của dòng họ Thích Ca tuy được Tôn giả Mục Kiền Liên cứu thoát, cũng không tránh khỏi cái chết.
Quân đội vua Lưu-ly chiếm thành, chém giết rất nhiều người, xương chất thành núi. Lúc đó tôn giả Mục Kiền Liên (đệ tử của Đức Phật) đã dùng thần thông hút 500 người dòng họ Thích Ca vào trong bát, đưa lên cung trời tỵ nạn. Khi hết chiến tranh, mở bát ra, 500 người trong bát trở thành bát máu.

Tôn giả Mục Kiền Liên hỏi đức Phật nguyên nhân. Phật kể, vào kiếp quá khứ xa xưa, có một thôn trang, trong thôn có một hồ cá lớn. Vào một ngày lễ, mọi người trong thôn kéo cá ăn thịt. Trong đó có một con cá lớn cũng bị bắt. Lúc đó có một đứa trẻ ăn chay, nhưng vì nghịch ngợm đã dùng gậy gõ đầu con cá lớn ba cái.

Con cá lớn đời trước chính là vua Lưu-ly bây giờ, các con cá nhỏ chính là đội quân vua Lưu-ly hiện tại, những người trong thôn hiện nay là người dòng Thích ca bị giết, đứa trẻ không ăn cá nhưng gõ đầu cá ba cái chính là Đức Phật.

Dòng họ Thích Ca của đức Phật gần như gặp phải nạn diệt chủng, nhưng Ngài không dùng thần thông để đánh bại kẻ thù, cứu lấy dòng tộc. Vì tất cả là Nghiệp báo, Nhân quả. Kiếp trước những người của dòng họ Thích Ca đã sát sinh nên đến kiếp này phải thọ nhận quả báo, thần thông cũng không thể cứu thoát được.

Phật nói: “Định nghiệp khó chuyển". Vì định nghiệp khó tránh nên 500 người dòng họ Thích Ca tuy được Tôn giả Mục Kiền Liên cứu thoát, cũng không tránh khỏi cái chết. Sau này vua Lưu-ly cũng bị đọa địa ngục.

Chiến tranh đi liền với sát sinh và đồng nghĩa với tội ác. Sát sinh là nhân, chiến tranh là quả và ngược lại. Hai yếu tố này hỗ trợ cho nhau để tạo nên chia lìa, đau đớn, khủng hoảng cho con người.

Người đời cho rằng nguyên nhân gây ra chiến tranh là do quân xâm lược hoặc những kẻ phản quốc bán nước. Tuy nhiên, đây không phải là nguyên nhân chính.

Theo đạo Phật, nguyên nhân gây ra chiến tranh là do con người còn sát sinh, giết hại thú vật, không biết quý trọng mạng sống của đồng loại.

Mọi người đều cho rằng, tội của người giết nặng còn tội của người ăn nhẹ, điều này không đúng. Tất cả đều phải chịu quả báo như nhau.

Người ăn thịt, tuy không giết hại vật, nhưng cũng khó thoát khỏi nghiệp sát. Nếu không giết con vật thì không có thịt bán, người đem tiền mua thịt chịu tội thay cho người giết hại.

Nếu mọi người trên trái đất này đều ăn chay thì con người sẽ giảm bớt sự tham lam và sân si. Một nhà bác học đã từng nói: "Muốn thế giới hòa bình, trong bữa ăn của con người phải không có thịt, cá… ".

Quả đúng như vậy, nếu không muốn chiến tranh thì con người phải chấm dứt nghiệp sát, thực hành ăn chay, phóng sinh, yêu thương con người và loài vật.

 
Xuân Thu

Về Menu

đức phật đã xử sự như thế nào khi chứng kiến cả dòng họ bị giết hại? duc phat da xu su nhu the nao khi chung kien ca dong ho bi giet hai tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

姤卦 cong duc xay chua 妙善法师能入定 TT Huế Đại lễ tưởng niệm Thánh tổ 修行者 孕妇 LÃƒÆ ç ºå Người mang nhóm máu nào có nguy cơ ï¾ï¼ hành dai luan su vo truoc Huyền Quang Đệ tam Tổ và những câu Học ai oi nghi lai ma tu bÃn Tưởng niệm Hòa thượng Tổ Khánh Anh sự các giữ sự sống cho người khác là phước 経å æ ¹æ å Cải thiện chứng mất trí nhớ bằng đi nhã Linh ứng hay nhiệm mầu Người siêu thăng giông bão lắng từ bo phim sinh dong ve cuoc doi steven お墓の種類と選び方 ºøÇ đường thiền lối cũ 人间佛教 秽土成佛 6 thói quen ăn uống có hại cho sức 7 viec lam tao qua bao xau ほとけのかたより loi xin loi doc dao cua ba me voi nguoi da mang nghiện chụp ảnh tự sướng có kinh long ham muon dan den dau kho Không Tâm sự với người mới xuất gia mất ท มาของพระมหาจ cot quat tu golgul temple nguyen Chùa Xuân PhÃÆp dẠ修行人一定要有信愿行吗 僧伽吒經四偈繁體注音 佛教与佛教中国化 ç æŒ 心經抄經本