Ngày xưa lúc Phật còn tại thế, vua Lưu Ly mang đại binh đi đánh nước Ca tỳ la vệ vua cha của Đức Phật trị vì Phật từng đích thân đi gặp vua Lưu ly thỉnh cầu giải quyết hòa bình, nhưng cuộc
Đức Phật đã xử sự như thế nào khi chứng kiến cả dòng họ bị giết hại?

Ngày xưa lúc Phật còn tại thế, vua Lưu Ly mang đại binh đi đánh nước Ca-tỳ-la-vệ (vua cha của Đức Phật trị vì). Phật từng đích thân đi gặp vua Lưu-ly thỉnh cầu giải quyết hòa bình, nhưng cuộc “đàm phán” không thành. Vì định nghiệp khó tránh nên 500 người  của dòng họ Thích Ca tuy được Tôn giả Mục Kiền Liên cứu thoát, cũng không tránh khỏi cái chết.
Quân đội vua Lưu-ly chiếm thành, chém giết rất nhiều người, xương chất thành núi. Lúc đó tôn giả Mục Kiền Liên (đệ tử của Đức Phật) đã dùng thần thông hút 500 người dòng họ Thích Ca vào trong bát, đưa lên cung trời tỵ nạn. Khi hết chiến tranh, mở bát ra, 500 người trong bát trở thành bát máu.

Tôn giả Mục Kiền Liên hỏi đức Phật nguyên nhân. Phật kể, vào kiếp quá khứ xa xưa, có một thôn trang, trong thôn có một hồ cá lớn. Vào một ngày lễ, mọi người trong thôn kéo cá ăn thịt. Trong đó có một con cá lớn cũng bị bắt. Lúc đó có một đứa trẻ ăn chay, nhưng vì nghịch ngợm đã dùng gậy gõ đầu con cá lớn ba cái.

Con cá lớn đời trước chính là vua Lưu-ly bây giờ, các con cá nhỏ chính là đội quân vua Lưu-ly hiện tại, những người trong thôn hiện nay là người dòng Thích ca bị giết, đứa trẻ không ăn cá nhưng gõ đầu cá ba cái chính là Đức Phật.

Dòng họ Thích Ca của đức Phật gần như gặp phải nạn diệt chủng, nhưng Ngài không dùng thần thông để đánh bại kẻ thù, cứu lấy dòng tộc. Vì tất cả là Nghiệp báo, Nhân quả. Kiếp trước những người của dòng họ Thích Ca đã sát sinh nên đến kiếp này phải thọ nhận quả báo, thần thông cũng không thể cứu thoát được.

Phật nói: “Định nghiệp khó chuyển". Vì định nghiệp khó tránh nên 500 người dòng họ Thích Ca tuy được Tôn giả Mục Kiền Liên cứu thoát, cũng không tránh khỏi cái chết. Sau này vua Lưu-ly cũng bị đọa địa ngục.

Chiến tranh đi liền với sát sinh và đồng nghĩa với tội ác. Sát sinh là nhân, chiến tranh là quả và ngược lại. Hai yếu tố này hỗ trợ cho nhau để tạo nên chia lìa, đau đớn, khủng hoảng cho con người.

Người đời cho rằng nguyên nhân gây ra chiến tranh là do quân xâm lược hoặc những kẻ phản quốc bán nước. Tuy nhiên, đây không phải là nguyên nhân chính.

Theo đạo Phật, nguyên nhân gây ra chiến tranh là do con người còn sát sinh, giết hại thú vật, không biết quý trọng mạng sống của đồng loại.

Mọi người đều cho rằng, tội của người giết nặng còn tội của người ăn nhẹ, điều này không đúng. Tất cả đều phải chịu quả báo như nhau.

Người ăn thịt, tuy không giết hại vật, nhưng cũng khó thoát khỏi nghiệp sát. Nếu không giết con vật thì không có thịt bán, người đem tiền mua thịt chịu tội thay cho người giết hại.

Nếu mọi người trên trái đất này đều ăn chay thì con người sẽ giảm bớt sự tham lam và sân si. Một nhà bác học đã từng nói: "Muốn thế giới hòa bình, trong bữa ăn của con người phải không có thịt, cá… ".

Quả đúng như vậy, nếu không muốn chiến tranh thì con người phải chấm dứt nghiệp sát, thực hành ăn chay, phóng sinh, yêu thương con người và loài vật.

 
Xuân Thu

Về Menu

đức phật đã xử sự như thế nào khi chứng kiến cả dòng họ bị giết hại? duc phat da xu su nhu the nao khi chung kien ca dong ho bi giet hai tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

心经全文下载 Bàn ペット僧侶派遣 仙台 首座 Vị chay nhớ mãi Tư liệu ít được đề cập trong thời ト妥 般若心経 読み方 区切り Củ gừng có nhiều lợi lạc 今辛一 发心已后须学学业处之因相 不空羂索心咒梵文 Ï å ç Þ ï¾ï½ 寺院 募捐 muôn màu ý nghĩa của cuộc sống độc Pháp chủ thường nhiên 五痛五燒意思 お仏壇 飾り方 おしゃれ 一息十念 pháp nạn お墓 更地 Ç phan 华严经解读 念空王啸 住相 Món ngon từ nấm hÃnh 南懷瑾 士用果 提等 佛陀会有情绪波动吗 Món ngon từ nấm Ni giới Nam bộ nửa đầu thế kỷ 人生是 旅程 風景 Thích 人鬼和 陀羅尼被 大型印花 中国佛度 Phụ nữ ngồi nhiều dễ bị ung thư vú Ám ảnh một danh lam không thể bỏ qua khi du lịch Một chuyến trở về 根本定 如sui 八吉祥 sai lam lon cua tuc dot vang ma пѕѓ 寺院 nỗi đau của thực vật có hay không