Nếu mỗi năm bạn gặp cha mẹ được một lần, vậy thì năm nay, cha mẹ bạn đã bao nhiêu tuổi rồi Bạn còn được bao nhiêu năm để trở về chăm sóc họ Đừng để quá muộn rồi mới ân hận, hối tiếc
Đừng đợi đến khi có tiền mới báo hiếu cho cha mẹ

Nếu mỗi năm bạn gặp cha mẹ được một lần, vậy thì năm nay, cha mẹ bạn đã bao nhiêu tuổi rồi? Bạn còn được bao nhiêu năm để trở về chăm sóc họ? Đừng để quá muộn rồi mới ân hận, hối tiếc...
Có những câu chuyện làm cho người ta cảm động sâu sắc nhưng kết cục lại làm người ta kinh ngạc...

H.A - là người đàn ông thành đạt, hiện đang sở hữu một chuỗi nhà hàng ẩm thực tại Trung Quốc. Anh vốn là một người Việt gốc Hoa, sinh ra ở một miền quê nghèo của Việt Nam. Cha mẹ anh ta đều là nông dân, một chữ bẻ đôi cũng không biết, nhưng bà mẹ lại nhìn xa trông rộng. Năm H.A 18 tuổi, giành được suất học bổng tại trường Đại học Vũ Hán (Trung Quốc), bà đã cắn răng, thắt lưng buộc bụng gom góp hết tiền của trong nhà, rồi vay thêm hàng xóm một ít tiền cho con xa quê, ra nước ngoài học tập. Không ngờ, lần ra đi đó cũng là lần cuối H.A nhìn thấy cha mẹ. Sau 10 năm bôn ba nơi xứ người giành nhiều vinh quang và thành công, khi trở về đã không còn ai chung vui với thành quả mà anh đã đạt được. 

Có người hỏi H.A: "Nếu năm 18 tuổi anh không được xuất ngoại để du học thì kết quả sẽ như nào?". Câu trả lời của anh ta khiến tất cả mọi người đều bất ngờ: "Nếu tôi không đi học, suốt thời gian mười năm khốn khổ đó, cha mẹ tôi sẽ không mất đi...".

Nói rồi nước mắt anh chảy ròng ròng vì hối hận...

Anh kể, trong suốt 10 năm dài đằng đẵng ấy, anh luôn hết sức phấn đấu học thật giỏi, nỗi khát khao thành công luôn dâng lên trong lòng anh. Bởi chỉ có như thế mới có thể báo đáp công ơn của cha mẹ và cho họ một tuổi già được sống trong sung sướng. Nhưng sự đời đâu như ý người, khi quay trở về, cha mẹ anh đã ra đi mà không kịp đợi anh về. Từ đó dù cuộc đời có vẻ vang đến đâu, cuối cùng cũng không cách nào bù đắp được những nuối tiếc vì cha mẹ đã không còn.

Tôi nhớ đến một người bạn cách đây không lâu từ Hoa Kỳ trở về. Nhận được điện thoại của anh ta tôi cảm thấy bất ngờ vì anh này cả công việc và học tập đều rất thuận lợi. Chúng tôi cho rằng anh ta định cư ở Hoa Kỳ là điều đương nhiên, nhưng sau cùng anh lại quyết định về nước. 

Bạn tôi nói, anh vốn định định cư luôn bên đó, cha mẹ cũng rất ủng hộ quyết định ấy, nhưng dần dần, anh ấy không thể nào yên tâm được. Những người bạn bên cạnh anh, lần lượt vội vàng về nước, không phải vì họ nhận được điện thoại báo cha mẹ ốm nặng phải vội về thăm nom, mà là nhận được tin họ qua đời... Không gì đau đớn hơn khi không được nhìn mặt cha mẹ một lần sau cùng, dù có tiền muôn bạc vạn cũng có ý nghĩa gì đâu khi cha mẹ không còn trên cõi đời này nữa. Người này nói nên về sớm ở bên cha mẹ, người kia nói nếu cha mẹ còn, thế nào tôi cũng dốc lòng thờ phụng, nhưng âu cũng là chuyện đã rồi... 

Lúc ấy anh mới cảm thấy bản thân thật may mắn vì cha mẹ còn khỏe cả, nhưng điều may mắn này liệu có kéo dài mãi mãi được không? Anh ấy bắt đầu sợ nhận được điện thoại trong nước, sợ nhấc điện thoại lên, tin báo lại là tin dữ ấy. Nhiều năm gần đây, cha mẹ dốc toàn lực giúp đỡ, chi viện cho anh học tập, để anh trở thành niềm kiêu hãnh của gia đình. Nhưng đứa con làm cha mẹ kiêu hãnh này, từ  năm 18 tuổi đến nay học tập và làm việc ở nước ngoài, những ngày ở với cha mẹ chỉ đếm trên đầu ngón tay, họ mỗi ngày một già đi mà anh chưa từng bưng cho họ một chén nước, nấu cho họ một bát cháo, giặt áo cho họ liệu lấy một lần? 

Tết chỉ về khi bạn trở về...

Day dứt trong những câu hỏi tự vấn như vậy, anh quyết định trở về nước. Anh cần phải ở bên họ, an ủi họ lúc tuổi già, cùng với họ hưởng thụ cuộc sống hạnh phúc.

Đối với cha mẹ, chúng ta không phải là không có lòng hiếu thảo, nhưng sai lầm mà chúng ta thường phạm phải là: Chờ đến khi con có tiền, nhất định sẽ phụng dưỡng cha mẹ, đợi con mua được căn nhà to, nhất định sẽ đón cha mẹ ở cùng, đợi con bớt bận rộn một chút, nhất định sẽ về thăm cha mẹ. Nhưng... cha mẹ đâu có đợi được chúng ta.

Ở cơ quan tôi có một đồng nghiệp, cứ cuối tuần đều mang vợ con về quê thăm cha mẹ, ngay cả một số buổi tụ họp đông vui, chúng tôi ra sức động viên anh ấy tham gia, nói ở quê buồn chết, có người nói sau này về quê có sao đâu. Anh cười bảo, không có cha mẹ nào đứng nguyên một chỗ chờ con cái đâu. 

Nếu mỗi năm bạn gặp cha mẹ được một lần, vậy thì năm nay, cha mẹ bạn đã bao nhiêu tuổi rồi? Bạn còn được bao nhiêu năm để trở về chăm sóc họ? Đừng để quá muộn rồi mới ân hận, hối tiếc...

Tết chỉ về khi bạn trở về...
Vườn hoa Phật giáo

Về Menu

đừng đợi đến khi có tiền mới báo hiếu cho cha mẹ dung doi den khi co tien moi bao hieu cho cha me tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

Nguyện ước của mẹ 陧盤 cần chuẩn bị gì trước lúc lâm Gần 2 triệu trẻ chết mỗi năm do ô trá Þ º Å o お墓 更地 hoc phat 提等 ภะ hãy làm khi có thể 单三衣 雀鸽鸳鸯报是什么报 å ç Tâm sáu điều người ăn chay cần phải biết æ ä½ å ペット僧侶派遣 仙台 Tưởng niệm Thánh tử đạo Đào Thị giúp Ma Khánh Hòa Tưởng niệm lần thứ 65 cố Mắt Phật ở Lumbini 大法寺 愛西市 仏壇 拝む 言い方 否卦 Nên dùng tảo SPIRULINA như thế nào 8 loại thực phẩm giúp bổ sung sắt cho 人鬼和 人形供養 大阪 郵送 cõng omega Buffet chay gây quỹ ủng hộ đồng 净土网络 佛陀会有情绪波动吗 正智舍方便 nguon Mẹ tôi æ mất rồi đừng tiếc nuối Chùa Hưng Long Bình Dương 萬分感謝師父 阿彌陀佛 根本顶定 Tỳ Sa Môn Thiên Vương Sóc Thiên Vương 借香问讯 是 人生七苦 麓亭法师