Thực ra, nếu không có tâm vô nhân dị thục thì cũng không có thân này Ngay cả báo thân của Phật và các bậc Thánh cũng từ tâm vô nhân dị thục mà có, cho nên các Ngài vẫn có các cảm thọ khổ ưu Nhân quả trong nghiệp báo cũng là hệ luận của nhân quả tự nhiên
Đừng hiểu lầm khổ đế

Thực ra, nếu không có tâm vô nhân dị thục thì cũng không có thân này. Ngay cả báo thân của Phật và các bậc Thánh cũng từ tâm vô nhân dị thục mà có, cho nên các Ngài vẫn có các cảm thọ khổ ưu. Nhân quả trong nghiệp báo cũng là hệ luận của nhân quả tự nhiên nên khổ quả cũng vẫn có tính chất tự nhiên, chỉ khác ở chỗ vô tình và hữu tình mà thôi.
Có 3 loại khổ:

1. Khổ tự nhiên:

Khổ tự nhiên như đói quá, no quá, nóng quá, lạnh quá v.v… thì ai sinh ra trên đời, từ Phật đến chúng sanh đều phải có. Khổ này cực kỳ quý giá, là món quà tạo hóa tặng cho mỗi người, nếu không có khổ này thì trở thành cục đá (không có cảm giác biết nóng lạnh v.v...). Cái khổ này là tự nhiên và cần thiết như bản năng sinh tồn trong đời sống giúp chúng ta biết rõ mức nguy hiểm đến mạng sóng để tránh. Biết sống tức là biết trân quí giá trị của cái khổ này của cuộc đời.

2. Khổ quả: 

Cái khổ này là hậu quả của những nhân bất thiện trong quá khứ. Khổ này biểu hiện luật nhân quả giúp mọi người thấy ra những nghiệp nhân sai lầm mà mình đã tạo tác trước đây hầu qua đó biết điều chỉnh lại nhận thức và hành vi của mình. Khổ quả mang tính giáo dục rất cao giúp mọi người tiến hoá trên đường giác ngộ giải thoát. Nếu không có khổ quả thì không ai biết được mình đã sai lầm như thế nào.

3. Khổ ảo: 

Khổ này chỉ do ảo tưởng tạo ra chứ vốn không có thật. Đây mới chính là Khổ Đế mà đức Phật nói đến trong Tứ Diệu Đế, nó còn khổ hơn cả hai loại khổ trên nên mới gọi là Khổ Đế. Khổ này có thể chấm dứt, hay đoạn tận khi không còn ảo tưởng tham sân si. Nhầm lẫn khổ đế với khổ tự nhiên và khổ quả là không đúng. Khổ do dục ái, hữu ái, phi hữu ái tạo ra mới hình thành khổ khổ, hoại khổ, hành khổ trong khổ đế. Ba loại khổ trong khổ đế này đều do ảo tưởng tạo ra nên gọi là khổ ảo.

Mặc dù do ảo tưởng tạo ra nhưng một khi đã hình thành kết quả thì lại trở thành khổ quả thật. Thí dụ: do tưởng tượng mà sợ ma, nhưng khi đã sợ hãi thì lại mất ăn mất ngủ. Thế nên từ khổ ảo của tâm sinh ra khổ thực trên thân mà trở thành khổ thọ. Nếu ảo tưởng biến mất thì khổ ảo cũng biến mất luôn, chỉ còn di chứng trên thân mà thôi (nhồi máu cơ tim chẳng hạn). 

Ví dụ một người thấy sợi dây tưởng con rắn thì sợ hãi lo âu phát sinh nên thần kinh căng thẳng mà khổ, nhưng khi nhìn lại thấy sợi dây thì toàn bộ ảo ảnh cùng với ảnh hưởng của chúng chấm dứt. Cho nên cái khổ này là khổ có thể chấm dứt được bằng cách quán chiếu thấy được nó chỉ là do ảo tưởng sinh ra.

Khổ Đế cần phải được hiểu đúng. Nhiều người hiểu lầm khổ Đế là khổ tự nhiên hoặc khổ quả nên cố tu để mong thoát ra 2 loại khổ này, như vậy chẳng khác gì gỗ đá. Chỉ khi nào thấy khổ do ảo tưởng sinh ra thì lúc đó chấm dứt ảo tưởng của bản ngã, và tất nhiên cũng không còn cái khổ đế đó nữa. Nhưng lúc đó mới thấy cái khổ tự nhiên chính xác hơn để tránh. 

Ví dụ uống một chút rượu đã thấy rõ tác hại của nó ngay nên không bị nghiện ngập và tránh được bệnh tật. Hoặc khi có khổ quả thì biết nguyên nhân do mình tạo ra nên không than trách ai khác. Cho nên, chỉ chấm dứt cái khổ do ảo tưởng tạo ra mà Đức Phật gọi là Khổ Đế thôi chứ không phải mong cầu thoát khỏi cái khổ tự nhiên và khổ quả. Đó là chỗ nhầm lẫn lớn trong việc tu tập. Nếu nhầm lẫn như vậy sự tu tập sẽ hướng đến hủy diệt sự thật chứ không phải hủy diệt bản ngã tạo ra ảo tưởng.

*Cũng cần phân biệt giữa nhân và quả: có cái khổ thuộc tâm vô nhân dị thục, gọi là thọ ưu nhưng vẫn là khổ quả chứ không phải tâm sân thuộc nhân tạo tác. Cái “thân" có các tri giác thấy, nghe, ngữi, nếm, xúc giác và biết này chính là biểu hiện của tâm vô nhân dị thục có các cảm thọ lạc, khổ, hỷ, ưu và xả nên khi tiếp xúc với 1 đối tượng nào đó, do tâm vô nhân dị thục bất thiện mà khổ ưu tự sinh chứ không phải do nhân tạo tác hiện tại. 

Thực ra, nếu không có tâm vô nhân dị thục thì cũng không có thân này. Ngay cả báo thân của Phật và các bậc Thánh cũng từ tâm vô nhân dị thục mà có, cho nên các Ngài vẫn có các cảm thọ khổ ưu. Nhân quả trong nghiệp báo cũng là hệ luận của nhân quả tự nhiên nên khổ quả cũng vẫn có tính chất tự nhiên, chỉ khác ở chỗ vô tình và hữu tình mà thôi.

Trích: Trà Đạo Bửu Long 
Thầy Viên Minh -
Vườn hoa Phật giáo

Về Menu

đừng hiểu lầm khổ đế dung hieu lam kho de tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

能令增长大悲心故出自哪里 tâm sự của một bác sỹ bị ung thư nen that tuyet voi khi bo thuong xuyen noi chuyen voi Hoạ giu tam khong cau ue mà ŠThể dục giúp làm dịu các bất ổn tâm Ống giã trầu của nội đôi Ăn nhiều thịt sẽ chết sớm hơn chùa linh ứng Vi hien than cua duc phat quan am hiện thân của đức phật quan âm sau phap tao nen su hoa hop trong doi song cong ceo vc corp thien de hanh phuc chan thuc những mỹ nhân nổi tiếng là phật tử 10 dieu khong cau khi di chua le phat khi nhung nguoi tre len nui song dep voi thanh hòa thượng đạt bổn nghịch duyên và tình huống xuất gia hình tượng bồ tát quán thế âm Cao Bùi Giáng và những chuyện chưa kể suy nghiệm lời phật mong muốn chính 證空性的方法 tam va tanh 正智舍方便 Món chay dễ làm Bún lứt trộn bạc hà phong tuc an chay trong ngay tet 5 loại thực phẩm giúp giải độc cho cơ Tản mạn nghìn mắt nghìn tay cÒn Muôn vẻ ăn chay cau chuyen ve nha su tai đi tu có phải là một cái nghề Hồi ức một quận chúa Kỳ 3 Người thứ Tình Pháp lữ Tiểu sử Đại lão HT Thích Quảng Liên niem tin ton giao trong doi song tam linh cua thiền tập có thể chuyển hóa khổ đau 住相 Quảng Ngãi Tưởng niệm ngày viên tịch Món chay đãi người thân dịp cuối năm cần suy nghĩ thấu đáo trước khi thu phí giau sang hay ngheo hen deu boi mang nam dieu ma nguoi cong giao co the tham khao tu