Con người sống thường có thói quen lấy người khác để làm thước đo cho mình, cả đời tính toán ganh đua, cuối cùng quên mất bản thân mình là ai
Đừng quá dõi theo người khác mà đánh mất mình


Có hai thanh niên trẻ tuổi sau khi tốt nghiệp rủ nhau cùng đến thành phố lập nghiệp. A rất nhanh chóng kinh doanh thành công, được thăng chức thành giám đốc ngành, còn B thành tích kém vẫn chỉ là một nhân viên nghiệp vụ bình thường, đồng thời là nhân viên cấp dưới của A.

Tâm lý của B không cân bằng, không thoải mái nên B quyết định đến chùa tìm gặp nhà sư xin thần linh giúp đỡ. Nhà sư nói: “Qua 3 năm hãy quay lại đây”.

Ba năm sau, B rầu rĩ quay lại nói: “A bây giờ đã trở thành tổng giám đốc rồi”.

Nhà sư nói: “Vậy hãy đợi tiếp 3 năm nữa”.

Ba năm lại thấm thoắt trôi qua, B quay lại chùa tìm nhà sư, thất vọng nói: “A giờ đã tự mình có cơ ngơi, trở thành ông chủ rồi”.

Nhà sư nói: “Ta từ một hòa thượng bình thường tu thành phương trượng, chúng ta đều là bản thân mình, còn cậu là ai? Chúng ta đều sống vì bản thân, hoàn thành mọi trách nhiệm của bản thân, còn cậu cậu đang làm gì? Cậu sống đau khổ vì A, giám sát cậu ta, thứ cậu mất không phải là chức vị, tiền bạc, sĩ diện mà cậu đang đánh mất chính mình”.

Một năm sau, B lại tới với điệu bộ cười trên nỗi đau kẻ khác, B nói: “Sư thầy xem, A phá sản vào tù rồi”.

Sư thầy thở dài, bất lực nói: “Vào tù, phá sản nhưng cậu ta vẫn là chính mình. Nhưng con người cậu thật đáng thương làm sao, cậu không phải là bản thân cậu”.

Vì điều gì mà tồn tại, mà phấn đấu…

Mười năm sau, A ở trong tù viết một cuốn sách trấn động trở thành cuốn sách bán chạy nhất. A được giảm hình, ra tù trước thời hạn. Sau khi ra tù, đi đâu cậu cũng gặp phóng viên nhà báo, ký sách và trở thành người nổi tiếng. A còn lên sóng truyền hình cùng nhà sư đàm đạo bàn luận về đạo lý làm người, cảm hóa vạn người.

B xem tivi trong chính căn phòng cậu đi thuê, tay còn lật lật mấy trang sách của A, tâm trạng vô cùng thê thảm.

Cậu gửi tin nhắn cho nhà sư: “Tôi tin số mệnh, A ngồi tù mà cũng có thể kiếm ra tiền thành người nổi tiếng”.

Nhà sư trả lời: “Thật đáng thương làm sao, cậu vẫn chưa tìm thấy chính mình”.

Cứ như vậy, B đã đánh mất bản thân cho đến cuối đời.

Bạn nhìn thấy người khác cả đời thuận buồm xuôi gió, trong lòng mình liệu có ganh tỵ? Nhìn thấy người khác thất vọng buồn rầu, liệu trong lòng bạn thấy hả hê? Thực ra cái tốt, cái xấu của người khác đều chẳng liên quan gì đến bạn hết. Cái bạn cần làm chính là sống cho tốt bản thân mình.

Người có trí tuệ thực sự, trên con đường lập nghiệp sẽ không ngừng tự hoàn thiện bản thân, đối chiếu với người khác để cân bằng bản thân mình, kiên trì cả chặng đường dài mới có thể tự mình thực hiện được ước mơ

 
BBT sưu tầm
Nguồn: phunutoday.vn

Về Menu

đừng quá dõi theo người khác mà đánh mất mình dung qua doi theo nguoi khac ma danh mat minh tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

chua chuc thanh lòng từ và nhân cách tieu su hoa thuong thich tu van 1866 hành thiền trong quản trị thời gian truyện thơ phật giáo Thể dục giúp tăng khả năng sống sót ton kinh tuong niem lan thu 29 co ht thich tri 66 câu phật học để ngộ ra chân lý Nhà Tái sinh áp dụng quyền bình đẳng giới như phong thuy va van mang Môn đồ pháp quyến tưởng niệm cố tu thien co nen xem boi hay khong 1981 c½u si mÃ Æ ra kinh kim cang Lửa mot 05 dua tam ve nha phan 2 nhẫn dat me yeu thuong đã kích pháp môn tịnh độ đại thừa trẠgiã bố thí thế nào để lòng bình an con duong duy nhat de thay doi van menh co can phai di moi tu duoc Những lợi ích của thiền định cư sĩ tâm minh benh am co that khong bo tat Mùa thu đang trôi qua Phiền não tăng vì lạm dụng mạng mua trau phong sinh duoc trau bao dap Vì sao thai phụ nên hấp thu đủ axit êm tinh xuan ca to su Ăn uống thế nào để sống thọ chon ly cam nang khat si 講演会 禅 即刻往生西方 彌勒下生經 科判表 Đôi tai có thể tiết lộ nhiều điều Học cười để trị bong toi trai dai cua buoi hoang hon doi nguoi cang tranh gianh cang mat di