GNO - Đường “bị” xem là chất độc đối với cơ thể, là nguyên nhân của cholesterol cao, huyết áp cao...

Đường cũng độc hại như thuốc lá?

GNO - Ăn nhiều đường có thể sẽ gây sâu răng, béo phì và tiểu đường. Ngoài ra, theo một số chuyên gia, đường “bị” xem là chất độc đối với cơ thể, là nguyên nhân của cholesterol cao, huyết áp cao, bệnh tim và thậm chí là ung thư hoặc các bệnh mãn tính khác.

Vì đường có mặt trong rất nhiều loại thực phẩm hiện nay (bánh kẹo, kem, soda,…) và các chuyên gia cho rằng chúng ta đang sống trong “môi trường” (thực phẩm) quá nhiều độc tố.

duong.jpg
Đường có mặt trong hầu như tất cả các loại thực phẩm...

Các nhà khoa học thuộc Đại học California cho rằng, ăn nhiều đường có hại cho sức khỏe vì đường là tác nhân của một dây chuyền các phản ứng trong cơ thể, tạo ra các chất béo, các hormone và các phụ phẩm chuyển hóa có hại cho cơ thể.

Đường có mặt trong hầu hết các loại thực phẩm

Đường có mặt trong hầu như tất cả các loại thực phẩm, ngoại trừ thịt, dầu ăn và bơ. Và cũng có sự khác biệt lớn giữa đường trong các thực phẩm tự nhiên (như trái cây, rau củ, ngũ cốc) và đường tinh luyện thêm vào trong các thực phẩm chế biến sẵn.

Các loại đường như đường trắng, đường vàng, syrup, mật ong,… giàu calori được cho vào thực phẩm công nghiệp vốn là nguyên nhân gây bất lợi cho sức khỏe.

Trong các loại đường, đường fructose là độc hại nhất - theo các chuyên gia. Một lượng nhỏ đường fructose có trong các loại trái cây, nhưng thường được kết hợp với đường glucose để tạo thành chất làm ngọt và cho vào thực phẩm. Bác sĩ Miriam Vos (Đại học Emory) cho biết, sở dĩ đường fructose gây hại là do đường này được chuyển hóa bởi gan. Vì vậy khi ăn vào, chúng được sản xuất ra và giữ lại ở gan, bắt đầu tạo ra các mỡ máu nguy hiểm, gọi là triglyceride.

Các loại đường không chứa fructose như glucose thuần khiết được sản xuất bởi gan và đưa vào máu dù bạn có cần năng lượng hay không. Khi đủ lượng fructose, các triglyceride sẽ được sinh ra dẫn đến gan nhiễm mỡ hoặc kháng insulin, khi cơ thể không thể sản xuất ra đủ insulin để phá hủy các phân tử đường chúng ta ăn vào.

Các chuyên gia khẳng định rằng: Kháng insulin dẫn đến tăng cân và tiểu đường. Gần đây, phát hiện thêm rằng ăn nhiều đường gây ra các bệnh về tim do đường làm giảm hoạt động và sự có mặt của cholesterol có lợi HDL. Ăn nhiều đường làm tăng đường huyết, hậu quả còn xấu hơn khi fructose và glucose được hấp thụ cùng nhau.

Nhiều nhà khoa học còn đang nghi vấn liệu tác động của đường đến chuyển hóa insulin có gây ra ung thư hoặc làm cho ung thư tăng trưởng nhanh hơn không. Như đã thấy, đường gây ra kháng insulin và kháng insulin có thể dẫn đến ung thư.

Thể dục có giúp giải phóng đường?

Tuy nhiên, thể dục cũng không thể hoàn toàn giải phóng hết tác động tiêu cực của đường lên cơ thể. Thể dục giúp cải thiện mức cholesterol nhưng không đủ để đưa cholesterol về mức khỏe mạnh. Do vậy, nếu ốm mà ăn nhiều đường thì cũng không tốt cho cơ thể.

Nên hạn chế hấp thụ đường để tránh các nguy cơ sức khỏe

Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến nghị, nên giới hạn lượng đường hấp thụ vào cơ thể ở mức 9 muỗng cà phê mỗi ngày. Một lon nước ngọt chứa khoảng 8 muỗng cà phê đường trong đó. Vì thế, hãy giới hạn lượng đường đưa vào cơ thể để đảm bảo không gây hại cho cơ thể.

Trần Trọng Hiếu
(Theo Live Science)


Về Menu

Đường cũng độc hại như thuốc lá?

lễ tưởng niệm thánh tử đạo thích お墓 更地 Mùa Vu Lan lắng lòng nhớ mẹ 般若心経 読み方 区切り 天风姤卦九二变 地藏經教學 仏壇 おしゃれ 飾り方 con duong an chay bo de tam 10 câu chuyện ngắn vềbài học làm 墓参り 持咒 出冷汗 曹村村 不空羂索心咒梵文 モダン仏壇 五痛五燒意思 æ 閩南語俗語 無事不動三寶 HoẠsong khong hoi tiec neu ban lam duoc 15 dieu sau ทำว ดเย น cau nguyenla chanh tin hay me tin 9 nỗi nhớ ngày đông 加持成佛 是 麓亭法师 佛教名词 thích nhật từ 佛教与佛教中国化 bún æ å 梵僧又说 我们五人中 萬分感謝師父 阿彌陀佛 Ä Æ G i 南懷瑾 Ï 仏壇 お手入れ用品 Giải mã việc bạn luôn lo lắng å ç chiec la ve nguon sự khác biệt giữa tư tưởng làm giàu 首座 佛陀会有情绪波动吗 ht thich tri quang chia se ve tuan le phat dan tai 山地剝 高島 白話 chiec la ve nguon 三身 æ ä½ å 八吉祥 vị bồ tát mang dép ngược 白佛言 什么意思