GNO - Đường “bị” xem là chất độc đối với cơ thể, là nguyên nhân của cholesterol cao, huyết áp cao...

Đường cũng độc hại như thuốc lá?

GNO - Ăn nhiều đường có thể sẽ gây sâu răng, béo phì và tiểu đường. Ngoài ra, theo một số chuyên gia, đường “bị” xem là chất độc đối với cơ thể, là nguyên nhân của cholesterol cao, huyết áp cao, bệnh tim và thậm chí là ung thư hoặc các bệnh mãn tính khác.

Vì đường có mặt trong rất nhiều loại thực phẩm hiện nay (bánh kẹo, kem, soda,…) và các chuyên gia cho rằng chúng ta đang sống trong “môi trường” (thực phẩm) quá nhiều độc tố.

duong.jpg
Đường có mặt trong hầu như tất cả các loại thực phẩm...

Các nhà khoa học thuộc Đại học California cho rằng, ăn nhiều đường có hại cho sức khỏe vì đường là tác nhân của một dây chuyền các phản ứng trong cơ thể, tạo ra các chất béo, các hormone và các phụ phẩm chuyển hóa có hại cho cơ thể.

Đường có mặt trong hầu hết các loại thực phẩm

Đường có mặt trong hầu như tất cả các loại thực phẩm, ngoại trừ thịt, dầu ăn và bơ. Và cũng có sự khác biệt lớn giữa đường trong các thực phẩm tự nhiên (như trái cây, rau củ, ngũ cốc) và đường tinh luyện thêm vào trong các thực phẩm chế biến sẵn.

Các loại đường như đường trắng, đường vàng, syrup, mật ong,… giàu calori được cho vào thực phẩm công nghiệp vốn là nguyên nhân gây bất lợi cho sức khỏe.

Trong các loại đường, đường fructose là độc hại nhất - theo các chuyên gia. Một lượng nhỏ đường fructose có trong các loại trái cây, nhưng thường được kết hợp với đường glucose để tạo thành chất làm ngọt và cho vào thực phẩm. Bác sĩ Miriam Vos (Đại học Emory) cho biết, sở dĩ đường fructose gây hại là do đường này được chuyển hóa bởi gan. Vì vậy khi ăn vào, chúng được sản xuất ra và giữ lại ở gan, bắt đầu tạo ra các mỡ máu nguy hiểm, gọi là triglyceride.

Các loại đường không chứa fructose như glucose thuần khiết được sản xuất bởi gan và đưa vào máu dù bạn có cần năng lượng hay không. Khi đủ lượng fructose, các triglyceride sẽ được sinh ra dẫn đến gan nhiễm mỡ hoặc kháng insulin, khi cơ thể không thể sản xuất ra đủ insulin để phá hủy các phân tử đường chúng ta ăn vào.

Các chuyên gia khẳng định rằng: Kháng insulin dẫn đến tăng cân và tiểu đường. Gần đây, phát hiện thêm rằng ăn nhiều đường gây ra các bệnh về tim do đường làm giảm hoạt động và sự có mặt của cholesterol có lợi HDL. Ăn nhiều đường làm tăng đường huyết, hậu quả còn xấu hơn khi fructose và glucose được hấp thụ cùng nhau.

Nhiều nhà khoa học còn đang nghi vấn liệu tác động của đường đến chuyển hóa insulin có gây ra ung thư hoặc làm cho ung thư tăng trưởng nhanh hơn không. Như đã thấy, đường gây ra kháng insulin và kháng insulin có thể dẫn đến ung thư.

Thể dục có giúp giải phóng đường?

Tuy nhiên, thể dục cũng không thể hoàn toàn giải phóng hết tác động tiêu cực của đường lên cơ thể. Thể dục giúp cải thiện mức cholesterol nhưng không đủ để đưa cholesterol về mức khỏe mạnh. Do vậy, nếu ốm mà ăn nhiều đường thì cũng không tốt cho cơ thể.

Nên hạn chế hấp thụ đường để tránh các nguy cơ sức khỏe

Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến nghị, nên giới hạn lượng đường hấp thụ vào cơ thể ở mức 9 muỗng cà phê mỗi ngày. Một lon nước ngọt chứa khoảng 8 muỗng cà phê đường trong đó. Vì thế, hãy giới hạn lượng đường đưa vào cơ thể để đảm bảo không gây hại cho cơ thể.

Trần Trọng Hiếu
(Theo Live Science)


Về Menu

Đường cũng độc hại như thuốc lá?

tra loi nhung cau hoi cua cu si hu luc thay loi trả lời những câu hỏi của cư sĩ hư 供灯的功德 cư sĩ nguoi la ai Luyện bình dương nguyên chủ tịch nước 饿鬼 描写 người là ai hãy Không làm tổn hại mọi loài Quy y tam bao Lễ húy nhật cư sĩ Chánh Trí Mai Thọ モダン仏壇 mê cu si chanh tri 雀鸽鸳鸯报是什么报 giáo lý vô ngã của phật giáo và vấn mùa sen Gánh lá dong chợ Tết cư sĩ chánh trí Mì ăn liền không tốt cho tim mạch Sự tiếp biến văn hóa mai thọ truyền 1905 Từ Hòa trả 曹村村 1973 天风姤卦九二变 净土网络 Sinh tố dưa hấu พ ทธโธ ธรรมโม mai tho truyen 1905 lợi ích của việc đi chùa tam yen khong phai la vo 1973 ทาน ung XÃƒÆ Chúng tôi là cư sĩ trầm cảm nguyễn hữu kha 1902 1954 Con đã gọi đúng tên Ngài cu si thieu chuu nguyen huu kha 1902 thư 1954 Lá thư chưa dám gửi mẹ yêu cư sĩ thiều chửu gioi