GNO - Đường “bị” xem là chất độc đối với cơ thể, là nguyên nhân của cholesterol cao, huyết áp cao...

Đường cũng độc hại như thuốc lá?

GNO - Ăn nhiều đường có thể sẽ gây sâu răng, béo phì và tiểu đường. Ngoài ra, theo một số chuyên gia, đường “bị” xem là chất độc đối với cơ thể, là nguyên nhân của cholesterol cao, huyết áp cao, bệnh tim và thậm chí là ung thư hoặc các bệnh mãn tính khác.

Vì đường có mặt trong rất nhiều loại thực phẩm hiện nay (bánh kẹo, kem, soda,…) và các chuyên gia cho rằng chúng ta đang sống trong “môi trường” (thực phẩm) quá nhiều độc tố.

duong.jpg
Đường có mặt trong hầu như tất cả các loại thực phẩm...

Các nhà khoa học thuộc Đại học California cho rằng, ăn nhiều đường có hại cho sức khỏe vì đường là tác nhân của một dây chuyền các phản ứng trong cơ thể, tạo ra các chất béo, các hormone và các phụ phẩm chuyển hóa có hại cho cơ thể.

Đường có mặt trong hầu hết các loại thực phẩm

Đường có mặt trong hầu như tất cả các loại thực phẩm, ngoại trừ thịt, dầu ăn và bơ. Và cũng có sự khác biệt lớn giữa đường trong các thực phẩm tự nhiên (như trái cây, rau củ, ngũ cốc) và đường tinh luyện thêm vào trong các thực phẩm chế biến sẵn.

Các loại đường như đường trắng, đường vàng, syrup, mật ong,… giàu calori được cho vào thực phẩm công nghiệp vốn là nguyên nhân gây bất lợi cho sức khỏe.

Trong các loại đường, đường fructose là độc hại nhất - theo các chuyên gia. Một lượng nhỏ đường fructose có trong các loại trái cây, nhưng thường được kết hợp với đường glucose để tạo thành chất làm ngọt và cho vào thực phẩm. Bác sĩ Miriam Vos (Đại học Emory) cho biết, sở dĩ đường fructose gây hại là do đường này được chuyển hóa bởi gan. Vì vậy khi ăn vào, chúng được sản xuất ra và giữ lại ở gan, bắt đầu tạo ra các mỡ máu nguy hiểm, gọi là triglyceride.

Các loại đường không chứa fructose như glucose thuần khiết được sản xuất bởi gan và đưa vào máu dù bạn có cần năng lượng hay không. Khi đủ lượng fructose, các triglyceride sẽ được sinh ra dẫn đến gan nhiễm mỡ hoặc kháng insulin, khi cơ thể không thể sản xuất ra đủ insulin để phá hủy các phân tử đường chúng ta ăn vào.

Các chuyên gia khẳng định rằng: Kháng insulin dẫn đến tăng cân và tiểu đường. Gần đây, phát hiện thêm rằng ăn nhiều đường gây ra các bệnh về tim do đường làm giảm hoạt động và sự có mặt của cholesterol có lợi HDL. Ăn nhiều đường làm tăng đường huyết, hậu quả còn xấu hơn khi fructose và glucose được hấp thụ cùng nhau.

Nhiều nhà khoa học còn đang nghi vấn liệu tác động của đường đến chuyển hóa insulin có gây ra ung thư hoặc làm cho ung thư tăng trưởng nhanh hơn không. Như đã thấy, đường gây ra kháng insulin và kháng insulin có thể dẫn đến ung thư.

Thể dục có giúp giải phóng đường?

Tuy nhiên, thể dục cũng không thể hoàn toàn giải phóng hết tác động tiêu cực của đường lên cơ thể. Thể dục giúp cải thiện mức cholesterol nhưng không đủ để đưa cholesterol về mức khỏe mạnh. Do vậy, nếu ốm mà ăn nhiều đường thì cũng không tốt cho cơ thể.

Nên hạn chế hấp thụ đường để tránh các nguy cơ sức khỏe

Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến nghị, nên giới hạn lượng đường hấp thụ vào cơ thể ở mức 9 muỗng cà phê mỗi ngày. Một lon nước ngọt chứa khoảng 8 muỗng cà phê đường trong đó. Vì thế, hãy giới hạn lượng đường đưa vào cơ thể để đảm bảo không gây hại cho cơ thể.

Trần Trọng Hiếu
(Theo Live Science)


Về Menu

Đường cũng độc hại như thuốc lá?

vết thương tỉnh thức trịnh công tren the gian khong ai tot bang me ÄÆ trống Thung lũng linh lan vai suy nghi ve khai niem giai thoat sanh tu mot so thai do sai lam cua phat tu hien nay tìm gặp người phật tử mùa xuân sắp đi qua nhưng ý xuân luôn ở Nắng niệm bụt Phật giáo tự sát 築地本願寺の年末恒例行事帰敬式 su dong gop cua ly thuong kiet trong viec phuc Ngoài ấy lạnh 修行者 孕妇 永代供養 東成 Tưởng niệm húy nhật lần thứ 40 cố 修行人一定要有信愿行吗 佛经说人类是怎么来的 Ö ท มาของพระมหาจ æ æ 历世达赖喇嘛 su phat trien cua dao phat trong thoi dai ngay nay ban chat cua cau nguyen 茶湯料とは 妙善法师能入定 âm thanh ngân giữa vườn hoa ほとけのかたより æ ï¾ï½ お墓のお Ni trưởng Trí Hải Một đóa sen ngát 経å tra đinh và tiền lê Cái ç æˆ CHÚ ĐAI BI nhが 人间佛教 秽土成佛 thi xa an khe 5 lời khuyên giúp trẻ ngủ ngon hơn vào 祈祷カードの書き方 tứ đệ 1 Hói và nguy cơ ung thư tiền liệt