GNO - Quá thừa glucose trong một thời gian dài có thể dẫn đến hậu quả thần kinh bị phá hủy...

Đường huyết thế nào là bình thường?

GNO - Đường huyết (hay glucose) là nguồn năng lượng quan trọng cung cấp dinh dưỡng cho các cơ quan trong cơ thể, cơ và hệ thần kinh. Cơ thể lấy glucose từ thực phẩm chúng ta ăn vào. Việc hấp thụ, dự trữ và sản xuất glucose được điều chỉnh liên tục bởi một quy trình phức tạp có sự tham gia của ruột non, gan và tụy.

duong huyet.jpg
Đường huyết được xem là bình thường nằm trong ngưỡng khoảng 70-100 mg/dl

Đường huyết bình thường khác nhau đối với từng người nhưng mức đường huyết được xem là bình thường nằm trong ngưỡng khoảng 70-100 mg/dl, được tính bằng mức đường huyết sau khi ăn từ 6-8 tiếng đồng hồ. Đa phần thì mức glucose sẽ tăng lên sau khi ăn. Mức đường huyết bình thường ngay sau khi ăn là khoảng 135-140 mg/dl.

Sự dao động này của đường huyết, cả trước và sau khi ăn, là bình thường và phản ánh mức độ glucose được hấp thụ và dự trữ trong cơ thể. Sau khi ăn, cơ thể sẽ “bẻ gãy” các carbohydrate trong thức ăn thành những phân tử nhỏ hơn, trong đó có glucose, được hấp thụ qua ruột non.

Khi ruột non hấp thụ glucose, tụy phóng thích insulin kích thích các tế bào trong cơ thể hấp thụ và chuyển hóa glucose. Glucose được dự trữ (gọi là glycogen) được sử dụng để duy trì mức đường huyết khỏe mạnh giữa các bữa ăn.

Khi mức glucose bị hạ xuống giữa các bữa ăn, cơ thể sẽ sử dụng lượng đường cần thiết từ nơi dự trữ. Quá trình này do tụy thực hiện, tụy tiết ra một loại hormone có tên là glucagon, thúc đẩy việc chuyển đổi glycogen (glucose tích trữ) thành glucose trở lại. Và sau đó, glucose được đưa vào máu.

Nếu không có đủ lượng glucose dự trữ để duy trì mức đường huyết bình thường, cơ thể sẽ tự sản xuất ra glucose từ các nguồn không phải carbonhydrate (các amino acid và glycerol). Quy trình này diễn ra khi tập thể dục hoặc hoạt động với cường độ cao và khi đói.

Điều cần lưu ý là: quá thừa hay quá ít glucose trong máu, hay mức đường huyết quá cao hoặc quá thấp đều dẫn đến các vấn đề không tốt cho sức khỏe.

Quá thừa glucose trong một thời gian dài (hyperglycemia) có thể dẫn đến hậu quả thần kinh bị phá hủy, khả năng miễn nhiễm bị giảm sút, các bệnh về tim và thận. Mặt khác, thiếu glucose trong thời gian dài (hypoglycemia) có thể tác động xấu lên chức năng hoạt động của não bộ, gây ra mệt mỏi, ngất xỉu, cáu gắt, dễ bị kích động; một số trường hợp còn gây tai biến ngập máu (seizure) và thiếu tập trung.

Trần Trọng Hiếu (Theo The Live Science)


Về Menu

Đường huyết thế nào là bình thường?

lẽ Tịnh tâm phở chay mùa Vu gian nan hành trình vượt thoát tiểu sử hòa thượng thích bửu phước Đậu om nấm Có cách nào làm chậm sự lão hóa da Buồn vương phố cũ gian Tết Nguyên đán giac Nuôi con bằng sữa mẹ vừa tốt vừa ý nghĩa chuyện bà lão cúng đèn thời 5 nghịch lý ngược đời của người Trái việt quất giúp giảm nguy cơ chúng ta đang dần bỏ quên ngôi chùa linh bo tat hanh trong kinh vien giac ï¾ å tiến sĩ văn hóa đọc nguyễn mạnh bメケi Phỏng Tai biến mạch máu não Xin nhớ ba chữ chiu Món chay đãi người thân dịp cuối năm già Tầm hoai niem to su Các sản phẩm bơ sữa có làm tăng nguy 心經 診療 mua xuan qua lang kinh mau hong Dinh dưỡng từ nấm con người ý thức với pháp thân mầu Phố tịnh xá ngọc tâm 宗教信仰 不吃肉 giÒi 5 bi quyet giu gin hanh phuc gia dieu can tu duong suot doi la bao dung voi su Nắng ơi xin đừng cháy trên vai mẹ dao phat la dao cua dai chung tieu su thien su thich duy luc 22 dieu sau se giup cuoc song cua ban tro nen hanh vạn pháp giai không là gì 小沙弥 佛经故事 nguồn gốc phật giáo của mô típ tái vi sao ta lai co luc buon luc vui trong cuoc song Nghiến răng Dấu hiệu của stress ti nh yêu va să c đe p dươ i ca i phi a cuô i con đươ ng 激安仏壇店 Tương làng Bần