GNO - Quá thừa glucose trong một thời gian dài có thể dẫn đến hậu quả thần kinh bị phá hủy...

Đường huyết thế nào là bình thường?

GNO - Đường huyết (hay glucose) là nguồn năng lượng quan trọng cung cấp dinh dưỡng cho các cơ quan trong cơ thể, cơ và hệ thần kinh. Cơ thể lấy glucose từ thực phẩm chúng ta ăn vào. Việc hấp thụ, dự trữ và sản xuất glucose được điều chỉnh liên tục bởi một quy trình phức tạp có sự tham gia của ruột non, gan và tụy.

duong huyet.jpg
Đường huyết được xem là bình thường nằm trong ngưỡng khoảng 70-100 mg/dl

Đường huyết bình thường khác nhau đối với từng người nhưng mức đường huyết được xem là bình thường nằm trong ngưỡng khoảng 70-100 mg/dl, được tính bằng mức đường huyết sau khi ăn từ 6-8 tiếng đồng hồ. Đa phần thì mức glucose sẽ tăng lên sau khi ăn. Mức đường huyết bình thường ngay sau khi ăn là khoảng 135-140 mg/dl.

Sự dao động này của đường huyết, cả trước và sau khi ăn, là bình thường và phản ánh mức độ glucose được hấp thụ và dự trữ trong cơ thể. Sau khi ăn, cơ thể sẽ “bẻ gãy” các carbohydrate trong thức ăn thành những phân tử nhỏ hơn, trong đó có glucose, được hấp thụ qua ruột non.

Khi ruột non hấp thụ glucose, tụy phóng thích insulin kích thích các tế bào trong cơ thể hấp thụ và chuyển hóa glucose. Glucose được dự trữ (gọi là glycogen) được sử dụng để duy trì mức đường huyết khỏe mạnh giữa các bữa ăn.

Khi mức glucose bị hạ xuống giữa các bữa ăn, cơ thể sẽ sử dụng lượng đường cần thiết từ nơi dự trữ. Quá trình này do tụy thực hiện, tụy tiết ra một loại hormone có tên là glucagon, thúc đẩy việc chuyển đổi glycogen (glucose tích trữ) thành glucose trở lại. Và sau đó, glucose được đưa vào máu.

Nếu không có đủ lượng glucose dự trữ để duy trì mức đường huyết bình thường, cơ thể sẽ tự sản xuất ra glucose từ các nguồn không phải carbonhydrate (các amino acid và glycerol). Quy trình này diễn ra khi tập thể dục hoặc hoạt động với cường độ cao và khi đói.

Điều cần lưu ý là: quá thừa hay quá ít glucose trong máu, hay mức đường huyết quá cao hoặc quá thấp đều dẫn đến các vấn đề không tốt cho sức khỏe.

Quá thừa glucose trong một thời gian dài (hyperglycemia) có thể dẫn đến hậu quả thần kinh bị phá hủy, khả năng miễn nhiễm bị giảm sút, các bệnh về tim và thận. Mặt khác, thiếu glucose trong thời gian dài (hypoglycemia) có thể tác động xấu lên chức năng hoạt động của não bộ, gây ra mệt mỏi, ngất xỉu, cáu gắt, dễ bị kích động; một số trường hợp còn gây tai biến ngập máu (seizure) và thiếu tập trung.

Trần Trọng Hiếu (Theo The Live Science)


Về Menu

Đường huyết thế nào là bình thường?

Từ Hòa 仏壇 拝む 言い方 vuot canh bi do những địa điểm không thể bỏ qua khi ånh 雀鸽鸳鸯报是什么报 Lá thư chưa dám gửi mẹ yêu オンライン坐禅会で曹洞宗の教えを学ぶ Lưu ý chứng rối loạn tăng động 雷坤卦 Tu hành trong mùa Vu lan お仏壇 お供え mùa sen Khu biệt giam Chín hầm của họ Ngô nam 上座部佛教經典 Em gái nhạc sĩ Trịnh Công Sơn trổ tài Tiết tháng Bảy mưa dầm sùi sụt 借香问讯 是 vì sao chúng ta sợ tội phước Thực phẩm phù hợp với người ăn chay Những loại cây và hoa độc 饿鬼 描写 nếu bố mẹ chia ly 精霊供養 Gánh lá dong chợ Tết Tầm 每年四月初八 hanh phuc duoc tao dung bang nhung dieu gian di láÿ tich duc cho doi sau moi la dieu nen lam khái niệm Æ n 一息十念 Ơn thầy 05 dua tam ve nha phan 1 Đức tin mầu nhiệm Món chay ngày Tết Mồng 2 thanh âm mùa Nghệ thuật ăn trong chánh Đừng trách mùa đông 自悟得度先度人 คนเก ยจคร าน huế Để lòng nhẹ nhàng bình an 白佛言 什么意思 Kon Tum Tổ chức buffet chay gây quỹ từ tiê đây